Tin tức - pháp luật 2013-12-24 00:29:21

oan khuất vụ thanh niên bị xử "tử hình" vì......tự vệ.


[size=small]Gần đây người dân ở phường 2 TP. Tân An , tỉnh Long An băn khoăn, bức xúc về một vụ án giết người đang bị truy tố. Hung thủ D trong vụ án sinh trưởng trong gia đình nghèo hoàn cảnh rất khó khăn, cha bị tai biến mạch máu não hơn 10 năm qua, trong đó bốn năm cuối cùng bị liệt toàn thân, không nói được, mẹ phải làm thuê đủ thứ nghề để nuôi con và chồng. Mới học đến lớp 8, D phải bỏ trường đi học nghề sửa xe máy. D vừa làm thợ sửa xe thuê, vừa chăm sóc cha từ việc đút cơm đến vệ sinh cá nhân . Bất ngờ, cha chết chưa bao lâu thì D bị công an bắt và sau đó bị truy tố về tội giết người. Gia đình quá nghèo không có tiền thuê luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh đã cử đến hai luật sư bào chữa cho D. Hoàn cảnh khó khăn của D là đáng thương nhưng điều đáng bàn ở đây là những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án.[/size]
[size=small][/size]
[size=small]Bà mẹ D bên bàn thờ tang người chồng xấu số bị liệt 4 năm trước khi qua đời. [/size]
[size=small]“Khách” mới đậu xe trước nhà đã bị đánh? Cáo trạng ghi nhận vụ việc như sau: Xuất phát từ việc yêu đương ghen tuông, vào lúc 18 giờ 30 ngày 01/02/2013, S cùng với U, đi xe mô tô đến nhà D, ở phường 2, thành phố Tân An để hỏi chuyện. Đến lần đầu không gặp, S và U trở ra rồi quay lại lần thứ hai. Khi đến, S vừa bước xuống xe, chưa kịp hỏi chuyện thì bất ngờ đã bị D từ trong nhà đi ra dùng cây tầm vông đánh liên tiếp hai cái vào vùng đầu bất tỉnh tại chỗ. Đánh xong, D cầm cây đi về nhà, bỏ mặc S. Lúc này, Nguyễn Anh Tài, sinh năm 1994, nhà gần đó, thấy vậy cùng U đưa S cấp cứu tại Bệnh viện Long An, chuyển ngay trong đêm đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM điều trị, đến ngày 07/3/2013 mới được xuất viện. Hậu quả, S bị thương tích nặng vùng đầu với tỉ lệ thương tích là 61%. Nhận thấy, tuy hậu quả chết người không xảy ra nhưng việc D sử dụng cây tầm vông cứng, đánh liên tiếp nhiều cái vào vùng đầu nguy hiểm của anh S đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 và Điều 18 Bộ luật Hình sự. Qua cáo trạng, điều khó hiểu là: Xuất phát từ việc yêu đương ghen tuông là thế nào? Ai ghen với ai? S định nói gì với D, tại sao D đang ở nhà, S tìm đến nói chuyện thôi mà D lại đánh S và bị cáo buộc vào khung hình phạt nặng nhất của tội giết người với hành vi côn đồ mà mức án cao nhất lên đến mức tử hình? Đến nói chuyện mà lại mang theo hung khí ? Tìm hiểu qua các nhân chứng liên quan chúng tôi nắm được tình tiết cụ thể về sự việc như sau. Cô TT. là nhân chứng có liên quan đến vụ án cho biết, T.T. quen biết D đã 4 năm và yêu thương nhau hơn một năm. Dịp tết vừa qua, D đưa TT. về quê thăm ông ngoại D và gia đình D dự kiến xúc tiến hôn nhân. Trước khi vụ án xảy ra khoảng một tháng, chị bạn đã giới thiệu TT. với S trong một lần đi uống cà phê. Sau đó hai bên chỉ nhắn tin qua điện thoại. S có đặt vấn đề quan hệ tình cảm, rủ đi chơi nhưng TT. từ chối. Hôm xảy ra vụ án, tình cờ gặp TT. ở cây xăng, S rủ đi ăn. TT. từ chối ra về. S nhắn tin qua điện thoại nài ép, TT. lấy cớ là đi ăn tất niên ở nhà bạn để từ chối nhưng S nhắn tin hăm dọa “Đ.M đó giờ hổng có ai giỡn mặt với tao vậy nghe T, mày có tin tao qua tao lật cái bàn tất niên của tụi bây không?”. Sau đó S đến nhà tìm D nhưng không gặp và gọi điện cho TT. nói “Tao đang đứng trước mặt cây xăng, kêu tụi thằng D ra nói chuyện với tao”. TT.  sợ S hành hung D nên gọi điện cho D báo tin S đang ở cây xăng , D ở nhà đừng ra ngoài. TT. còn cho biết lý do cô gọi điện cảnh báo với D là vì cô được biết, S là thanh niên lêu lổng, thường hay đá gà và có quan hệ với băng nhóm chơi ma túy đá đã bị đưa đi cai nghiện. Bản thân S cũng có hồ sơ đưa đi cai nghiện nhưng chưa rõ vì sao vẫn chưa đưa đi.[/size]
[size=small][/size]
[size=small]Hiện trường xảy ra vụ án. Vị trí người phụ nữ đứng là nơi S bị đánh lần đầu và vị trí người đàn ông đứng là nơi S bị đánh lần thứ hai. Hai vị trí xa nhau chứ không phải đánh liên tiếp vào đầu.  [/size]
[size=small]Theo lời D kể với nhiều người và cũng là lời khai với cơ quan điều tra, khi S vào nhà lần đầu, D đang tắm ở sau nhà, nghe tiếng ba D (bị liệt toàn thân) hoảng loạn kêu ú ớ. D bước ra thì S đã bỏ đi. Sau khi nhận được điện thoại cảnh báo của TT., D đang ăn cơm thì S cùng với U vào tới sân nhà, hai người đều có cầm dao. D từ trong nhà đi ra tay cầm tô cơm, D quay vào trong dẹp tô cơm, S nói “Ê thằng chó, mày chạy hả thằng chó!”. D sợ cha trông thấy lại bị hoảng loạn như lần trước nên đóng cửa nhà, nhân có cây tre gần đó, D lấy cây tre quơ mục đích để ngăn S bước vào nhà. D đánh trúng vào S , S quay ra khỏi sân đi về phía đầu hẻm. Sau đó S lại xông vô, D lại dùng cây quơ đánh trúng S, vị trí đánh lần thứ hai cách sân nhà chừng 4 mét. Lúc đó S bị choáng nhưng còn đứng được, S  điểm mặt D đe dọa, “Mày nhớ mày đánh tao nghen”. Cây tầm vông hay cây tre? Về ý thức chủ quan, nội dung cáo trạng so với lời kể của các nhân chứng có điều khác biệt đến vô lý. Nếu có ghen tuông thì người ghen tuông không phải là D vì D hoàn toàn thụ động đang ở nhà, tắm rửa, ăn cơm, hoàn toàn không biết gì về câu chuyện giữa S và TT. Việc S hai lần cùng người khác xông vào nhà D cùng lời đe dọa với TT cho thấy S chủ động tìm D vì một mục đích nào chứ không phải nói chuyện bình thường vì thực tế giữa D và S không có chuyện gì để nói. Cần phải xác định rõ động cơ hành vi của từng đối tượng mới xác định chính xác hành vi và mức độ phạm tội. Về vật chứng, theo lời mẹ D, cái cây dùng để đánh S là loại cây tre rỗng ruột, dùng làm vách nhà đã bị rơi xuống dựng ở góc nhà từ lâu rồi. Theo lời D kể với TT. lúc còn tại ngoại, khi lấy lời khai, D đã xác định rõ là đây là cây tre rỗng ruột nhưng cán bộ cứ ghi là một đoạn gỗ, D không ký vào hồ sơ, phải đổi cán bộ điều tra đến lần thứ ba, ghi rõ là cây tre rỗng ruột, D mới ký. Nhưng trong bản cáo trạng lại ghi vật gây án là cây tầm vông, là loại tre đặt ruột, cứng và nặng hơn tre nhiều.  Điều này đã gây bất lợi và là yếu tố tăng nặng tội cho bị can D. Về hành vi gây án, vị trí gây án, cáo trạng ghi nhận là D đánh liên tiếp khi S vừa xuống xe nhưng lời D khai rằng đã đánh trúng lần một khi S vào sân nhà, D dừng lại. S quay ra đầu hẻm, sau đó S quay trở vào, D mới đánh lần 2. Lời khai D cho thấy, sau khi bị đánh lần 2, S bị choáng nhưng vẫn còn tỉnh và còn đe dọa D, bên cạnh S vẫn còn U có mang theo hung khí nên D quay vào nhà là để phòng thủ chứ không phải có ý thức bỏ mặc nạn nhân đang bất tỉnh. Thiết nghĩ, với hành vi khách quan là đánh người gây thương tích, rỏ ràng D đã vi phạm pháp luật, song về hoàn cảnh, ý chí chủ quan và các tình huống cụ thể, hành vi của D có đến mức xem là phạm tội giết người có hành vi côn đồ hay không, cần được cân nhắc, phân tích thận trọng, khoa học và khách quan[/size]
[size=small]  [/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)