>> Phía sau bức ảnh 'ác mẫu': Không chụp thế thì chụp như nào?
Bạn Thái Nam trong bài "Không chụp thế thì chụp như nào" có nói "Ở các nước phương Tây, những tội phạm cũng phải chịu cả trăm cái camera, máy ảnh chĩa vào khi bị cảnh sát dẫn giải ra tòa án". Đúng là như vậy, nhưng điều đó khác hoàn toàn với việc bắt các phạm nhân đứng làm "mẫu ảnh ngoan ngoãn" như thế. Để có được thông tin, họ phải tác nghiệp, nhưng xét ra, họ không có quyền làm những hành động như thế trước "phạm nhân" (ta gọi là "phạm nhân", vì họ cũng là người, có suy nghĩ, có cảm xúc, và vẫn còn cái quyền có "nhân phẩm"). Tôi nghĩ rằng ai cũng có cái quyền từ chối đứng trước ống kính như vậy. Tại sao họ phải đứng đó, và đứng đó làm gì?
Các tin liên quan về vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non |
[*]Bóp cổ, bịt mũi, tát liên tục vào mặt trẻ mầm non [*]Lời khai rợn người của 2 bảo mẫu bóp cổ trẻ |
Bức ảnh "Phía sau sự căm phẫn" đã gây ra những tranh luận trái chiều |
Đôi khi ta vẫn quen với suy nghĩ tìm kiếm và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, mà không nhận ra chính chúng ta cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ trong đó. Thiết nghĩ, trách nhiệm của các tổ chức quản lý xã hội cũng không phải là nhỏ đâu, nhưng ta phải tìm ai ra lãnh trách nhiệm, tìm không ra thì thôi ta đổ hết cho phạm nhân vậy.
Tóm lại, tôi không đồng ý với cách hành xử của các nhà báo như kiểu "đứng im đó, chường mặt ra cho chúng tôi chụp ảnh, ngoan nào, phạm tội thì phải như thế, đừng có ý kiến, hết giờ thì có thể nghỉ".