Bóng đá 2013-02-15 04:54:12

Điều kỳ diệu từ tình yêu sân cỏ


[justify]Bóng đá luôn là một tấm gương nhỏ phản chiếu cuộc đời. Ở đó có trắng, có đen, có sự thù hằn, có tình yêu, có những người ngã từ trên đỉnh cao, và có cả những người đứng dậy từ bi kịch số phận mình…[/justify]

Cậu bé không có bàn chân Gabriel Muniz và trải nghiệm thú vị tại Barcelona
ĐỨNG KHÔNG CẦN BÀN CHÂN
[justify]Tháng 8/2012, làng túc cầu xôn xao vì Gabriel Muniz. Cậu bé 11 tuổi đã được mời từ Brazil sang Tây Ban Nha để tập luyện cùng đội 1 Barca. Một Leo Messi mới, một thần đồng Nam Mỹ sẽ tiếp nối truyền thống của lò đào tạo La Masia và trở thành ngôi sao số 1 hành tinh? Không phải! [/justify]

[justify]Muniz sinh ra mà không có cả 2 bàn chân. Nhưng bù đắp cho khiếm khuyết ấy là một nghị lực phi thường. Cậu cũng bắt đầu tập đi khi chưa đầy 1 tuổi, như những đứa bé bình thường khác. “Chúng tôi đi sau nó, và chờ nó ngã. Nhưng nó không bao giờ ngã” – bà mẹ Sandra nhớ lại.[/justify]





[justify]Muniz không bao giờ gục ngã vì khuyết tật bẩm sinh của mình. Khi lớn lên, cậu cũng chơi thể thao như chúng bạn. Cậu bé giữ thăng bằng tuyệt vời bằng hai khớp chân tiếp xúc với mặt đất. Dù không chạy nhanh bằng đồng đội, nhưng Muniz không bao giờ cảm thấy mình kém cỏi. [/justify]

[justify]“Cậu ấy chẳng biết sợ là gì cả” – cậu bạn thân Lucas Santos thốt lên – “Cậu ấy kỹ thuật lắm, và tổ chức lối chơi bằng những đường chuyền rất tuyệt”. Khả năng di chuyển được bù đắp bằng kỹ thuật và khả năng phát động – đó là tư duy chiến thuật của một ngôi sao kỳ cựu. Nhưng nó đã tự hình thành trong đầu Muniz như là một điều hiển nhiên của bóng đá.[/justify]

[justify]Không ai tin khi Muniz nhận được lời mời của Barcelona đến tập cùng các siêu sao của đội 1. Các tuyển trạch viên của CLB này, khi săn tìm tài năng trẻ ở khu vực Nam Mỹ, đã quá xúc động trước nghị lực của Muniz, và gửi tin về tổng hành dinh. Bây giờ thì với bạn bè, người thân và bất kỳ ai trên thế giới, cậu bé 11 tuổi đã trở thành biểu tượng của một bài học cũ trong cuộc sống: ai cũng có thể chiến thắng số phận mình.[/justify]
[justify]Mơ ước của Muniz không phải là trở thành một siêu sao mà chỉ hy vọng được khoác áo ĐT Brazil ra sân ở Paralympic. Hiện tại, bóng đá chưa có trong nội dung thi đấu của TVH dành cho người khuyết tật.[/justify]

SÂN BÓNG LÀ NƠI CỨU RỖI
[justify]Những ngày cuối năm, làng túc cầu lại chấn động với một thông tin khác liên quan đến Barcelona: HLV trưởng Tito Vilanova[/justify][justify] sẽ phải tạm rời băng ghế chỉ đạo vì tái phát căn bệnh ung thư tuyến nước bọt.[/justify]


Tito Vilanova

[justify]Vilanova đã biết căn bệnh của mình từ 1 năm trước, song ông gác lại việc trị bệnh để có thể tiếp tục công việc. Một năm trước, nghĩa là khi Pep Guardiola vẫn còn tại vị, và cái danh sáng láng “HLV trưởng Barca” vẫn còn chưa treo trước mắt Tito. Ông đơn giản là chỉ muốn làm việc, muốn được gắn bó với sân bóng.[/justify]
[justify]Vilanova chỉ chịu rời Barca một cách lặng lẽ khi sức khỏe không còn cho phép ông tiếp tục. Và hình ảnh của Vilanova dễ khiến người ta nhớ đến một ngôi sao khác của Barca: Eric Abidal. Anh cũng đã chiến đấu với một khối u ác tính ở gan và tiếp tục chơi bóng cho đến tận khi bệnh tật không còn cho phép.[/justify]

[justify]Vilanova, Abidal và cả cậu bé Gabriel Muniz kia, dù chỉ là thành viên của Barca trong một thời gian rất ngắn (ở kỳ tập huấn Hè), nhưng đã làm rất tốt vai trò của một đại sứ cho câu khẩu hiệu: “Hơn cả một CLB”. [/justify]


Eric Abidal

[justify]Barca là một phần của bóng đá, nghĩa là có cả mặt xấu và mặt tốt. Họ cũng nợ thuế, cũng chơi xấu trong nhiều trường hợp. Nhưng nếu nhìn từ hình ảnh của những con người ấy, thì dường như họ đã chọn sân bóng là nơi cứu rỗi mình khỏi những bi kịch của phận người.[/justify]

[justify]Và cũng không ai quên Salvador Cabanas. Việc cựu tuyển thủ Paraguay sống sót sau khi bị bắn vào đầu bởi trùm ma túy Balderas Garza 2 năm về trước đã đáng được coi là một sự thần kỳ. Nhưng chỉ sống thôi thì Cabanas không hài lòng: anh muốn được quay trở lại sân bóng. [/justify]

[justify]Suốt 2 năm, “Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ 2007” đấu tranh với những di chứng của phát đạn vào đầu, đặc biệt là chứng mất trí nhớ ngắn hạn. Để rồi tới ngày 20/1/2012, anh bắt đầu lại sự nghiệp. Khi rời sân cỏ, anh đang là Vua phá lưới giải vô địch Mexico. Khi quay lại, Cabanas ký hợp đồng với một CLB hạng Ba tại Paraguay. [/justify]


Salvador Cabanas

[justify]Đến tận tháng Tư, Cabanas mới có trận đấu đầu tiên, thi đấu trong 40 phút và nhận được những tràng vỗ tay không ngớt từ các khán đài. CĐV đã đứng dậy để đón chào anh quay trở về với sân bóng. CLB của Cabanas giờ đã thăng lên hạng Nhì. [/justify]

[justify]Sân bóng trong những câu chuyện trên, không còn là một đấu trường thể thao. Nó giống như một thánh đường, nơi những con người đang phải gánh chịu bi kịch cuộc đời tìm đến để mong chờ một sự cứu rỗi. Nó tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu với cuộc sống.[/justify]


Stilyan Petrov

[justify]Stiliyan Petrov, đội trưởng của Aston Villa và ĐT Bulgaria đã phải dừng sự nghiệp hồi tháng 8/2012 vì bệnh bạch cầu. Người ta cho rằng Petrov là một nạn nhân của thảm họa nguyên tử Chernobyl (diễn ra gần quê hương anh). [/justify]

[justify]Nhưng Petrov vẫn mơ về một ngày được quay trở lại sân bóng. Các đồng đội ở Villa Park vẫn để dành cho anh một tấm băng đội trưởng, để thể hiện niềm lạc quan. Hình như, càng gần với những nỗi đau, người ta lại càng hướng tới những “thánh đường cuộc đời” của mình mạnh mẽ hơn…[/justify]

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)