Các nhà khoa học Nga đang nỗ lực tìm kiếm các mảnh vỡ trong vụ nổ thiên thạch ngày 15/2 tại nước này. Trên thế giới, giới chuyên gia cũng từng phát hiện nhiều mảnh thiên thạch có kích thước khổng lồ.
1. Mảnh vỡ Hoba (Namibia)
Hoba là tên gọi của mảnh vỡ thiên thạch nằm ở cánh đồng ở Tây Hoba, Namibia. Với trọng lượng hơn 60 tấn, đây là mảnh vỡ thiên thạch lớn nhất trên thế giới từng được biết tới. Theo các nhà khoa học, mảnh thiên thạch này đã rơi xuống trái đất cách đây khoảng 80.000 năm và được phát hiện năm 1920.
2. Campo del Cielo (Argentina)
Campo del Cielo là tên các mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Chaco và Santiago del Estero của Argentina. Ước tính các mảnh vỡ này khoảng 4.000 đến 5.000 tuổi, mảnh lớn nhất có trọng lượng 37 tấn.
3. Mảnh Ahnighito hay còn gọi là The Tent (Greenland)
Mảnh vỡ thiên thạch Ahnighito nằm ở Cape York, Greenland. Theo các nhà khoa học, thiên thạch va chạm vào trái đất cách đây khoảng gần 10.000 năm, nhiều mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống trái đất, trong đó nặng nhất là The Tent (hơn 30 tấn). The Tent được tìm thấy năm 1894.
4. Bacuberito (Mexico)
Mảnh vỡ thiên thạch có tên Bacuberito ở Mexico được tìm thấy vào năm 1863, ước tính nặng khoảng 27 tấn. Tên Bacuberito được đặt theo địa danh tìm thấy mảnh thiên thạch.
5. Mbozi (Tanzania)
Mbozi được tìm thấy năm 1930 gần thành phố Mbeya của Tanzania , nặng khoảng 26 tấn.
6. Agpalik (Greenland)
Agpalik cũng là một trong những mảnh vỡ thiên thạch được tìm thấy ở Cape York (Greenland), tuy nhiên mảnh này nhỏ hơn mảnh The Tent, trọng lượng khoảng hơn 20 tấn.
7. Armanty (Mông Cổ)
Mảnh Armanty nặng khoảng 20 tấn.
8. Willamette (Mỹ)
Willamette là mảnh vỡ thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, trọng lượng hơn 14 tấn. Người ta tìm thấy mảnh vỡ này năm 1902 và hiện Willamette đang được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Mỹ.
đỗ quyên
Theo Infonet