[justify]Cải mèo được người Mông gieo hạt dọc theo các luống đi của ruộng bậc thang hay bất cứ khoảng đất trống nào xung quanh nhà. Cải cao chừng 4-5 tấc là có thể ăn được. Để lâu hơn thì cải ra ngồng, đậu hạt để làm giống. Cải mèo có mùi hăng hăng, nhân nhẫn, được luộc hoặc nấu canh, nhúng lẩu. Cải mèo nấu với thịt băm, chỉ cần nêm muối cũng đã ngon mà không cần bất cứ gia vị nào khác. Trong ẩm thực của người Hà Nhì hay người Mông, người Dáy, cải mèo được xem là nhiều dinh dưỡng, thay thế hòan toàn rau xanh, tăng thêm vị ngon cho các loại thịt hun khói, gác bếp.[/justify]
Ở vùng cao Y Tý (Lào Cai), cải mèo không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của bà con bản địa
[justify]Trong bữa ăn đặt sẵn ở Y Tý, khách thường chọn món cải mèo luộc sơ qua nước sôi rồi chấm với trứng vịt luộc dầm nước mắm. Vị nhẫn mà ngọt của cải mèo hòa quyện vào vị mằn mặn của nước mắm biển dưới xuôi mang lên và vị béo ngầy ngậy của trứng đủ để thực khách lua vài chén cơm ngon lành. Cải mèo luộc chấm với nước tương dầm ớt cay cũng làm khách ngon miệng, ăn hết chén cơm mà không hay.[/justify]
[justify]Mùa đông, khi những đồng ruộng bậc thang đã thu hoạch xong lúa, người ta lại trồng cải mèo làm giống. Ngồng cải mèo ra bông trắng tinh, nhìn từ xa như hoa tuyết phủ lên những vạt cây bụi. Tây Bắc ngoài mùa vàng lúa chín còn có mùa hoa cải mèo níu chân du khách dừng lại ngắm nghía, chụp ảnh.[/justify]