Theo cảnh báo của Cơ quan Không gian Đức DLR, kính viễn vọng ROSAT nặng 3 tấn có thể “tiếp đất ở bất cứ đâu trong khu vực từ vỹ tuyến 53 độ Bắc đến 53 độ Nam”. Khả năng rơi trúng người là 1/2000, cao hơn nhiều so với vệ tinh UARS hồi tháng trước.
Vị trí mà ROSAT sẽ lao xuống Trái đất không loại trừ Việt Nam. Ảnh: GAC. |
Ngoài ra, do kết cấu chống nhiệt đặc thù của ROSAT, khi va chạm với bầu khí quyển, nhiều mảnh vỡ của vệ tinh sẽ có thể sống sót vượt qua “tường lửa” để tiếp tục lao xuống đất. Trong đó, đáng ngại nhất chính là tấm gương chống nhiệt nặng 475 kg.
Tiến sĩ Ian Griffin của Hiệp hội các Trung tâm Khoa học và Khám phá Anh cho biết, khí quyển trái đất sẽ làm giảm tốc độ rơi của vệ tinh một cách đáng kể. Bên cạnh đó, hầu hết các vệ tinh khi rơi xuống Trái đất sẽ bị nhiệt độ cao thiêu rụi trong chớp mắt.
Nguyên nhân khiến cho giới khoa học rất khó dự đoán địa điểm rơi của vệ tinh là vì mật độ của bầu khí quyển ở các khu vực khác nhau cũng khác nhau, do đó ma sát cản cũng muôn vẻ.
Chỉ cần đoán sai thời điểm rơi một vài phút là vệ tinh đã có thể đáp xuống địa điểm cách nơi dự đoán tới hàng trăm km, do vận tốc rơi là cực lớn.
“ROSAT không có hệ thống điều khiển từ xa nên con người không thể thay đổi quỹ đạo hay hướng rơi của nó. Thời gian rơi và địa điểm rơi cũng không thể dự đoán chính xác. Hiện tại, chúng ta chỉ có thể ước lượng thời gian rơi với sai số cộng/trừ hai ngày”, Tiến sĩ Griffin chia sẻ với Daily Mail.
Trước đó, Trung tâm Không gian Đức cảnh báo có khoảng 30 mảnh vỡ với tổng trọng lượng 1,6 tấn có thể đáp xuống bề mặt Trái đất.
ROSAT được phóng lên không gian vào ngày 1/6/1990 trong một sứ mệnh dự định kéo dài 18 tháng. Tuy nhiên, nó đã hoạt động trong hơn 8 năm trước khi chính thức tắt nguồn vào ngày 12/2/1999.
Xét về mặt kích thước, ROSAT nhỏ hơn rất nhiều so với trạm không gian MIR nặng 135 tấn của Nga (rơi xuống Trái đất năm 2001). Mir đã rơi xuống Nam Đại Tây Dương bởi hai phần ba diện tích bề mặt Trái đất là biển.
[justify]Nguồn : Vietnamnet 3ahh3 3ahh3 3ahh3 3ahh3[/justify]
[justify]
[/justify]