Sau cái chết của một người bạn, Albert Einstein từng nói rằng: “Giờ đây Besso đã rời khỏi thế giới này. Nhưng điều đó chẳng có nhiều ý nghĩa. Chúng ta đều biết rằng sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chẳng qua chỉ là những ảo tưởng khó lòng phủ nhận.”
Những khám phá gần đây tiếp tục ủng hộ quan điểm của Einstein: Cái chết chỉ là một ảo tưởng.
Những hiểu biết của con người về cái chết đều dựa trên niềm tin về một thế giới khách quan tồn tại độc lập. Chúng ta cho rằng cuộc sống chẳng qua chỉ là vòng đời chuyển hóa của carbon và những nguyên tố khác – chúng ta sống, và rồi chúng ta bị phân hủy dưới nấm mồ yên lặng.
Chúng ta tin vào cái chết vì chúng ta đã được dạy như thế. Chúng ta gắn bản thân mình với cơ thể trần tục – thứ rồi cuối cùng cũng sẽ rữa nát. Kết thúc câu chuyện. Nhưng với lý thuyết biocentrism – lý thuyết mới về sự sống, chết chưa phải là tận cùng. Hãy đặt cơ thể hữu hình và ý thức vô hình lên bàn cân, bạn có thể giải thích được điều này. Không gian và thời gian, bản chất của vật chất hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người qua sát. Các định luật, những lực vật lý và những hằng số vũ trụ tồn tại cũng chỉ nhằm mục đích điều chỉnh cho sự tồn tại của cuộc sống.
Hãy thử một lần quan sát thế giới bên ngoài. Bạn nhìn thấy bầu trời màu xanh, điều đó được quy định bởi hàng loạt phản ứng phức tạp diễn ra trong bộ não của bạn. Một thay đổi nhỏ, với kỹ thuật sinh học di truyền, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy trước mắt mình một chân trời đỏ như máu. Bạn nhìn thấy những gam màu tươi sáng, nhưng bộ não bạn có thể thay đổi chúng thành những cảnh tượng u tối. Bạn cảm thấy nóng và ẩm ướt, nhưng bộ não của một con ếch lại cho rằng đó là cảm giác lạnh và khô.
Tóm lại: Những gì bạn thấy hoàn toàn không thể tồn tại nếu thiếu đi ý thức của bạn.
Sự thực là, đôi mắt không phải cánh cổng nối bạn với thế giới. Tất cả những gì bạn đang thấy và trải nghiệm là những vòng xoáy thông tin đang diễn ra trong tâm trí bạn. Theo như học thuyết biocentrism, không gian và thời gian không phải là những vật thể lạnh lẽo và cứng nhắc như những gì ta vẫn thường nghĩ. Chúng đơn thuần chỉ là những công cụ kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau.
Cái chết không hề tồn tại trong một thế giới không có giới hạn về không gian và thời gian. Bất tử không đồng nghĩa với sự tồn tại vĩnh viễn trong thời gian, nó nằm ngoài giới hạn của thời gian.
Hàng loạt những phát kiến khoa học gần đây cũng phủ nhận cách suy nghĩ tuyến tính của chúng ta về thời gian. Chúng ta đều biết đến thí nghiệm nối tiếng về mối liên hệ giữa 2 thành phần trong một cặp photon. Các nhà khoa học để 1 photon hoàn thành cuộc hành trình và tự quyết định số phận của mình: hoặc trở thành một sóng, hoặc thành 1 hạt. Họ thêm vào thí nghiệm một bộ xáo trộn tín hiệu để ngăn cản photon đó chuyển thành dạng hạt. Bằng cách nào đó, photon còn lại biết trước điều sẽ xảy ra với “người bạn đời” của mình, và tự chuyển thành dạng sóng ngay trước khi photon kia gặp phải trở ngại. Mối liên hệ giữa 2 phần tử trong cặp photon cho đến nay vẫn là một bí ẩn làm bó tay giới khoa học.
Các định luật lượng tử đã không còn chỉ giới hạn trong thế giới vi mô. Những cặp ion được ràng buộc với nhau bởi kỹ thuật gắn đồng trục phức tạp, và do đó, tính chất vật lý của chúng sẽ vẫn phụ thuộc vào nhau mặc dù bị chia tách bởi những khoảng cách rộng lớn. Mô hình phân tử Buckyball. Mô hình tinh thể KHCO3 với chiều cao lên đến nửa inch. Những thực nghiệm này đã chứng minh giới hạn bị phá vỡ của những định luật vật lý lượng tử.
Những lý thuyết phức tạp nói trên có thể khiến bạn đọc phải hoa mắt chóng mặt, nhưng cần biết rằng, một trong những khía cạnh nổi tiếng của vật lý lượng tử đó là lý thuyết “không thể đoán trước”. Trạng thái của các photon. Tính chất của chúng. Không gian. Thời gian. Sự quan sát và những thực nghiệm, tất cả đều có xác suất của chúng.
Một giải thích thường gặp về cái chết, đó là lý thuyết đa thế giới. Mỗi một thực thể trong thế giới này có thể tương ứng với một thực thể trong thế giới khác. Số lượng của những thế giới này là vô tận, và bất kỳ chuyện điên rồ nào cũng có thể xảy ra. Trừ cái chết vĩnh viễn. Không hề có sự chấm dứt, cái chết chẳng qua chỉ là sự kết thúc ở thế giới này và bắt đầu ở thế giới khác.
Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu vượt qua những giới hạn tuyến tính trong suy nghĩ của chúng ta. Khi bạn chết, bạn vẫn không thể nào thoát khỏi ma trận của cuộc sống. Nó có những chiều không gian phi tuyến tính, giống như việc chấm dứt ở thế giới này và nảy chồi ở một thế giới khác.
Những gì bạn cảm nhận thấy, thông qua ảnh hưởng của các giác quan, đã chi phối quá mạnh lên tâm trí của bạn, do đó, không gian và thời gian trở thành những trở ngại không thể nào vượt qua. Ý tưởng về một cuộc sống nằm ngoài chiều tuyến tính của không gian và thời gian, trong thời điểm hiện tại, có thể là một suy nghĩ điên rồ. Nhưng hãy cùng chờ vào sự giải thích của khoa học, vì có ai biết trước được tương lai?