Nghiên cứu mới đã xác định siêu núi lửa cần ít thời gian hơn để nhồi đủ nhiên liệu cho lần phun trào thảm khốc kế tiếp.
Khi hoạt động, siêu núi lửa mạnh hơn gấp hàng ngàn lần những đợt phun trào bình thường - Ảnh: USGS
Cái ngày mà chỉ cần một đợt bùng nổ núi lửa cũng có thể quét sạch cả nền văn minh giống như là một viễn cảnh siêu thực trong phim điện ảnh Hollywood, nhưng thảm họa đó hoàn toàn không phải là chuyện viển vông.
Để gây ra sự tàn phá khủng khiếp, siêu núi lửa phải có khả năng phun ra một lượng vật chất cao gấp 1.000 lần chuyển mình hồi năm 1980 ở đỉnh St Helens, thuộc bang Washington; hoặc cụ thể hơn, mỗi lần phun phải không ít hơn 1.000 km3 vật chất. Giờ đây, các nhà khoa học vừa phát hiện một thông tin đáng sợ khác: siêu núi lửa cần ít thời gian để nhồi đủ nhiên liệu hơn vẫn tưởng.
Hiện giới khoa học mới xác định được vài siêu núi lửa trên thế giới, từ “gã khổng lồ” nằm bên dưới Công viên quốc gia Yellowstone, bang California, đến ứng viên khác tại Bolivia. Trong khi chưa có “vị” nào chuẩn bị khai hỏa, việc hiểu được hành vi của chúng giúp làm sáng tỏ quá khứ của trái đất và cho phép các chuyên gia hình dung được mối nguy hiểm có thể đe dọa tương lai của địa cầu. Trước đây, giới khoa học cho rằng các siêu núi lửa cần dự trữ đủ hồ chứa mắc ma khổng lồ trước khi có thể quẫy mình thức giấc. Nghiên cứu mới đăng trên chuyên san PLoS ONE cho rằng những hồ chứa mắc ma kiểu này, bề ngang từ 16 đến 40 km, chỉ tồn tại trong khoảng vài ngàn năm hoặc thậm chí chỉ vài trăm năm trước đợt phun trào tàn khốc.
“Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi những hồ mắc ma đặc biệt lớn hình thành, chúng không thể kéo dài sự tồn tại qua nhiều năm”, website Our Amazing Planet dẫn lời Guilherme Gualda, trợ lý giáo sư của Đại học Vanderbilt (Mỹ). Tiến sĩ và đồng sự đã nghiên cứu Bishop Tuff, cao nguyên ở bang California vốn là tàn tích còn sót lại của một đợt phun trào siêu núi lửa cách đây khoảng 760.000 năm. Họ sử dụng kỹ thuật đo đạc tốc độ kết tinh thạch anh thay cho các phương pháp truyền thống khác để xác định tuổi thọ của hồ mắc ma chịu trách nhiệm cho lần bùng nổ trên. Kết quả cho thấy hồ chứa có thể đã được hình thành trong khoảng 10.000 năm, và nhiều khả năng nạp đủ nhiên liệu trong khoảng từ 500 đến 3.000 năm.
Vụ phun trào siêu núi lửa gần đây nhất là tại Taupo ở New Zealand, khoảng 26.000 năm trước; còn vụ phun trào khủng khiếp nhất đã xảy ra ở Indonesia cách đây 74.000 năm. Thực tế cho thấy quá trình hình thành hồ mắc ma diễn ra trong giai đoạn lịch sử (tính bằng trăm năm) thay vì niên đại địa chất (tính bằng đơn vị triệu năm) đã thay đổi hoàn toàn bản chất của vấn đề. Phát hiện trên đồng nghĩa với việc giới khoa học cần tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các siêu núi lửa trong tương lai gần, theo cảnh báo của chuyên gia Gualda.
Khi hoạt động, siêu núi lửa mạnh hơn gấp hàng ngàn lần những đợt phun trào bình thường - Ảnh: USGS
Cái ngày mà chỉ cần một đợt bùng nổ núi lửa cũng có thể quét sạch cả nền văn minh giống như là một viễn cảnh siêu thực trong phim điện ảnh Hollywood, nhưng thảm họa đó hoàn toàn không phải là chuyện viển vông.
Để gây ra sự tàn phá khủng khiếp, siêu núi lửa phải có khả năng phun ra một lượng vật chất cao gấp 1.000 lần chuyển mình hồi năm 1980 ở đỉnh St Helens, thuộc bang Washington; hoặc cụ thể hơn, mỗi lần phun phải không ít hơn 1.000 km3 vật chất. Giờ đây, các nhà khoa học vừa phát hiện một thông tin đáng sợ khác: siêu núi lửa cần ít thời gian để nhồi đủ nhiên liệu hơn vẫn tưởng.
Hiện giới khoa học mới xác định được vài siêu núi lửa trên thế giới, từ “gã khổng lồ” nằm bên dưới Công viên quốc gia Yellowstone, bang California, đến ứng viên khác tại Bolivia. Trong khi chưa có “vị” nào chuẩn bị khai hỏa, việc hiểu được hành vi của chúng giúp làm sáng tỏ quá khứ của trái đất và cho phép các chuyên gia hình dung được mối nguy hiểm có thể đe dọa tương lai của địa cầu. Trước đây, giới khoa học cho rằng các siêu núi lửa cần dự trữ đủ hồ chứa mắc ma khổng lồ trước khi có thể quẫy mình thức giấc. Nghiên cứu mới đăng trên chuyên san PLoS ONE cho rằng những hồ chứa mắc ma kiểu này, bề ngang từ 16 đến 40 km, chỉ tồn tại trong khoảng vài ngàn năm hoặc thậm chí chỉ vài trăm năm trước đợt phun trào tàn khốc.
“Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi những hồ mắc ma đặc biệt lớn hình thành, chúng không thể kéo dài sự tồn tại qua nhiều năm”, website Our Amazing Planet dẫn lời Guilherme Gualda, trợ lý giáo sư của Đại học Vanderbilt (Mỹ). Tiến sĩ và đồng sự đã nghiên cứu Bishop Tuff, cao nguyên ở bang California vốn là tàn tích còn sót lại của một đợt phun trào siêu núi lửa cách đây khoảng 760.000 năm. Họ sử dụng kỹ thuật đo đạc tốc độ kết tinh thạch anh thay cho các phương pháp truyền thống khác để xác định tuổi thọ của hồ mắc ma chịu trách nhiệm cho lần bùng nổ trên. Kết quả cho thấy hồ chứa có thể đã được hình thành trong khoảng 10.000 năm, và nhiều khả năng nạp đủ nhiên liệu trong khoảng từ 500 đến 3.000 năm.
Vụ phun trào siêu núi lửa gần đây nhất là tại Taupo ở New Zealand, khoảng 26.000 năm trước; còn vụ phun trào khủng khiếp nhất đã xảy ra ở Indonesia cách đây 74.000 năm. Thực tế cho thấy quá trình hình thành hồ mắc ma diễn ra trong giai đoạn lịch sử (tính bằng trăm năm) thay vì niên đại địa chất (tính bằng đơn vị triệu năm) đã thay đổi hoàn toàn bản chất của vấn đề. Phát hiện trên đồng nghĩa với việc giới khoa học cần tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các siêu núi lửa trong tương lai gần, theo cảnh báo của chuyên gia Gualda.