Vịt con nhập từ Trung Quốc còn nguyên chân, mỏ - Ảnh: Nam Anh Vịt con sau khi được cắt bỏ chân và cắt bớt mỏ Ngâm tẩm phẩm màu trước khi quay, nướng và rán “Chim cút” được bày bán tại Ninh Hiệp Chất tạo màu công nghiệp - Ảnh: Nguyễn Tuấn |
Cắt mỏ, ngâm hóa chất
|
Cầm theo một phần bột màu công nghiệp vừa lấy được từ nhà hàng, chúng tôi tìm tới mấy sạp hàng bán đồ khô tại khu chợ trong TP.Bắc Ninh. Quả đúng như lời cậu nhân viên nói, bột màu công nghiệp được bán khá nhiều với giá 115.000 đồng/kg. Loại bột này có màu đen, nhưng chỉ cần đổ nước vào rồi khuấy, thì ngay lập tức nước chuyển qua màu vàng quạch. Theo hướng dẫn, 100 gr bột pha với từ 3 - 5 lít nước và tẩm ướp được hàng chục ký vịt non để cho màu vàng ruộm. Qua khảo sát, hiện trên địa bàn TP.Bắc Ninh có tới hàng chục nhà hàng, quán nhậu kinh doanh món đặc sản “chim sẻ” nướng, quay. Nhiều du khách, hay người phương xa khi tới TP.Bắc Ninh đều mong tìm ăn cho được món “chim sẻ”.
Không gắn mác “chim sẻ”, nhiều hộ kinh doanh ở xã Ninh Hiệp lại “hô biến” vịt non Trung Quốc thành “chim cút, chim bồ câu” rán giòn. Giá mỗi con vịt non dao động từ 3.000 - 4.000 đồng, nhưng khi biến thành “chim bồ câu” rán vàng, sẽ được bán từ 18.000 - 20.000 đồng/con.
|
Khi được hỏi bí quyết để rán chim cho màu vàng ruộm, nhìn bắt mắt, nhân viên này tiết lộ: “Trước đây khi làm chim quay, chim rán, chúng em vẫn dùng hạt điều, vỏ quế, quả hồi… xay nhuyễn rồi lọc lấy nước để ngâm tẩm và tạo màu. Nhưng giờ loại hương liệu trên vừa đắt, lại khó mua, làm chỉ có lỗ nên nhiều nơi quay sang dùng phẩm màu, chất tạo màu công nghiệp để tẩm ướp”. Theo đó, loại bột tạo màu mà nhân viên này cho chúng tôi xem cũng chính là loại bột được dùng tại nhiều nhà hàng “chim sẻ” nướng ở TP.Bắc Ninh.
Tổn thương gan, thận, dễ bị ung thư
Trong quá trình thực hiện bài viết, chúng tôi cũng dễ dàng mua được loại phẩm màu trên tại chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Nghĩa Tân… hay các cửa hàng bán thuốc nhộm, phẩm màu công nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội.
GS-TS Nguyễn Duy Thịnh công tác tại Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Loại chất tạo màu mà Thanh Niên đề cập tới vốn được dùng trong công nghiệp màu vải, làm thuốc nhuộm tóc, ngoài ra cũng được dùng để mài mòn, đánh bóng bề mặt nhựa, gỗ, da… Loại phẩm màu công nghiệp này bị nghiêm cấm sử dụng làm phụ gia chế biến thực phẩm. Nghiêm trọng hơn, trong phẩm màu công nghiệp này còn có bột sắt, đây chính là độc tố và gây hại trực tiếp tới sức khỏe con người”.
Cụ thể bột sắt khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, lâu ngày sẽ dẫn tới ung thư da, ung thư bàng quang. Người thường xuyên tiếp xúc chất này cũng rất dễ bị viêm da, hen suyễn, chóng mặt…