http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-Hs...p=325#comments
Em post lại ở đây để mọi người tiện thảo luận :
[size=5]Phat minh Giay la cua nguoi Viet[/size]
Người Việt phát minh ra giấy viết cho nhân loại
Le Thanh Hoa (6/9/2006)
[size=3]Trên mạng Internet, trang của đài phát thanh Bắc Kinh, phần tiếng Việt đã viết về người phát minh ra giấy viết như sau:[/size]
Le Thanh Hoa (6/9/2006)
[size=3]Trên mạng Internet, trang của đài phát thanh Bắc Kinh, phần tiếng Việt đã viết về người phát minh ra giấy viết như sau:[/size]
[size=3]“Sự phát minh ra giấy viết là một sự kiện lớn trong lịch sử loài người. Từ khi có giấy, sự kế thừa và truyền bá kiến thức tiến vào thời đại hoàn toàn mới. Thái Luân là người đổi mới kỹ thuật làm giấy quan trọng.”[/size]
[size=3]Kỹ thuật làm giấy là một trong 4 phát minh lớn về khoa học - kỹ thuật cổ đại mà người Trung Quốc tự hào mình là tác giả. Bốn phát minh bao gồm la bàn, kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật ấn loát và thuốc nổ. Bốn phát minh đã thúc đẩy truyền bá và giao lưu văn hóa khoa học thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới. Mỗi phát minh trong 4 phát minh này đều trải qua quá trình cải tiến và diễn biến trong thời gian dài, không phải chỉ riêng là công lao của một người và một thời đại.[/size]
[size=3]Trung Quốc cổ đại ghi chép sự việc trên mai rùa, xương thú, thẻ tre, ván, đồ đồng, bia đá v.v… Chữ khắc trên mai rùa và xưõng thú nổi tiếng là tiền thân của chữ Hán hiện đại, chính vì được khắc trên mai rùa, xương thú và đồ đồng đen, chữ viết này được lưu truyền đến thế hệ sau. Cho đến nay, các mai rùa, xương thú trên có chữ viết được khai quật ra đã có khoảng 2.000 nãm lịch sử. Sau đó, cổ đại Trung Quốc còn viết chữ trên thẻ tre và ván. Xét từ tác dụng và tính chất, thẻ tre và ván giống như mai rùa và xương thú. Tiếp theo thẻ tre và ván, hàng tơ lụa cũng từng dùng để viết chữ, nhưng chủ yếu là hoàng gia quý tộc sử dụng.[/size]
[size=3]Hình mẫu bước đầu của giấy xuất hiện vào nãm 100 trước công nguyên. Theo sử sách ghi chép, nhà Hán Trung Quốc xuất hiện một loại giấy làm bằng bông tõ, vì công nghệ làm giấy này phức tạp và giá đắt, nên loại giấy này chưa được sử dụng thực tế. Thái Luân đã thay đổi triệt để cục diện này.[/size]
[size=3]Thái Luân sinh vào năm 61 công nguyên, là nhà khoa học thời nhà Hán. Thái Luân xuất thân trong một gia đình nông dân, năm 15 tuổi được chọn làm tùy tùng của vua, từng làm quan vãn cấp cao trong thời gian dài. Lúc đó, Thái Luân nhìn thấy mọi người viết chữ không tiện lắm, thẻ tre và ván quá nặng, tõ lụa quá ðắt, giấy bông tõ không thể sản xuất nhiều và đều có khiếm khuyết bất cập. Thái Luân bèn bắt đầu nghiên cứu biện pháp cải tiến kỹ thuật làm giấy.[/size]
[size=3][size=3]Thái Luân tổng kết kinh nghiệm làm giấy của thế hệ trứơc[/size], [size=3]dẫn nhiều nguời thợ dùng vỏ cây, vải gai, vải rách, lưới rách nát v.v… để làm giấy. Trước tiên họ cắt hoặc thái vỏ cây, vải gai, vải rách và lưới rách nát thành từng miếng vụn, rồi ngâm lâu trong nýớc, giã thành dịch nhuyễn, trải qua nấu hấp, đổ thành lớp mỏng trên chiếu, phõi khô dưới ánh sáng mặt trời, như vậy làm thành giấy. Loại giấy làm bằng biện pháp này có đặc điểm nhẹ và mỏng, rất thích hợp viết chữ, nhận đựợc sự hoan nghênh của mọi người, nhà vua khen ngợi. Thái Luân cải tiến kỹ thuật làm giấy. Từ đó, toàn Hán quốc đều bắt đầu dùng biện pháp làm giấy. Vì vậy, loại giấy này được gọi là “Giấy tước hầu Thái”.[/size][/size]
[size=3]Thái Luân từng phụ trách công tác hiệu đính sách trong hoàng cung, hiệu đính xong, phải chép bản sao cho các quan chức địa phương, như vậy cần nhiều giấy. Nhu cầu của xã hội thúc đẩy sản xuất, sự tích lũy không ngừng của thực tiễn sản xuất lại khiến kỹ thuật và trình độ làm giấy không ngừng được nâng cao. Chính vì Thái Luân ra sức thúc đẩy, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc ngày càng được hoàn thiện…”[/size]
[size=3]Trong khi đó, sách Bách Việt Tiên Hiền Chí viết về Thái Luân chi tiết hơn:[/size]
[size=3]“Thái Luân tự là Kính Trọng, người ở Quý Dương, cuối niên hiệu Vĩnh Bình (1), làm cấp sự quan dịch, một chức quan nhỏ, chờ chực khi có việc, nhà vua sai khiến. Ðến niên hiệu Kiến Sõ (2) làm tiểu hoàng môn, coi việc canh gác cửa cho nhà vua. Hòa đế lên ngôi, được thăng làm trung thường thị, ra vào trong triều, hầu cận bên vua để bảo vệ, giúp đỡ, góp ý luận bàn, mưu tính.[/size]
[size=3]Luân học rộng, hiểu biết cao sâu, tính tình đôn hậu, việc làm thận trọng, thành thật tận tâm. Những khi phạm điều sai lầm, nghiêm chỉnh tự mình sửa đổi, cho đến khi trở nên chính đáng. Mỗi khi tắm gội, đóng cửa cài then, tạ từ không tiếp khách. Tắm xong, ra ngoài đồng nội phõi nắng hóng gió.[/size]
[size=3]Sau này Thái Luân được thăng làm thượng phương lệnh (3). Nãm Vĩnh Nguyên (4) thứ 9, được giao trọng trách coi việc rèn bí kiếm cùng các loại khí giới khác. Bí kiếm là loại kiếm báu, rất sắc bén, được coi là kiếm thần của nhà Hán. Cách rèn khí giới của Luân, không thứ nào không bền và sắc, làm thành phương pháp cho đời sau noi theo.[/size]
[size=3]Luân lại còn là ngươi đầu tiên làm ra giấy để viết.[/size]
[size=3]Vốn xưa chưa có giấy, viết chữ lên thẻ tre hoặc lụa viền trắng. Lụa đắt tiền, thẻ tre nặng, cả hai đều không tiện dụng. Luân bèn nghĩ ra cách lấy vỏ cây, đay gai, vải nát, lưới cá rách mà chế ra giấy. Như vậy vừa đỡ tốn kém, vừa nhẹ, tiện dùng cho tất cả mọi hạng người giàu cũng như nghèo. Thiên hạ ai cũng cảm phục, gọi Luân là Thái Hầu Chỉ, nghĩa là tước hầu họ Thái làm ra giấy để viết chữ.[/size]
[size=3]Nãm Nguyên Sõ (5) thứ nhất, Ðặng thái hậu thấy Luân làm túc vệ đã lâu, bèn phong làm Long Ðình hầu, được ãn lộc 1 ấp 500 nhà. Sau, làm thái bộc ở cung Trường Lạc. Thái bộc là một chức quan coi việc xe ngựa cho nhà vua. Bấy giờ vua (6) nhận thấy lời vãn trong kinh truyện, nhiều câu không chính đáng, bèn tuyển chọn những người giỏi về Nho học, cùng bác sĩ, sử quan, đến đài Ðông Quán, họp nhau, đối chiếu mà sửa lại kinh truyện cho đúng với pháp lệnh nhà Hán. Luân làm thái bộc đã 4 nãm, được vua chọn làm giám sát điều hành, coi sóc việc hiệu đính kinh truyện ấy.”[/size]
[size=3]LẦN RA SỰ THẬT[/size]
[size=3][size=3]Quý Dương là đất Việt[/size] [size=3]([/size][size=3]Guiyang[/size] [size=3]nằm ở nam sông Dương Tử),[/size] [size=3]bị nhà Hán chiếm và chia cắt, nhiều lần thay đổi, sát nhập cốt để người đời sau lần tìm về cội nguồn không biết đâu mà căn cứ.[/size][/size]
[size=3](Xem hình vị trí Quý Dương ở đầu bài viết)[/size]
[size=3][size=3]Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt, làm quan trong triều của nhà Hán.[/size] [size=3]Và công trình phát minh ra giấy của ông bị người Tầu nhận là do người Tầu làm ra![/size][/size]
[size=3]Nhà Hán chiếm đất Việt bao gồm toàn vùng châu thổ sông Dương Tử, chia cắt, thay đổi địa danh, vẽ lại bản đồ… cốt để xóa hết dấu vết của dân tộc bị chiếm.[/size]
[size=3](Xem hình Biên giới Trung Hoa từ 2100 BC đến 907 AD ở đầu bài viết)[/size]
[size=3]Trong tập bản đồ lịch sử ấn hành nãm 1991, tạp chí National Geographic cung cấp đầy đủ các chi tiết lịch sử Trung Hoa từ thời sơ khai hơn 5.000 năm về trước. Tài liệu giá trị này ghi rõ địa bàn gốc của dân tộc Tầu là vùng châu thổ sông Hoàng Hà ở về phía bắc.[/size]
[size=3][size=3]Trong khi tổ tiên của dân tộc Tầu còn sống đời du mục trên lưng ngựa rày đây mai đó thì tổ tiên của người Việt đã định cư ở châu thổ sông Trường Giang[/size] [size=3](Dương Tử) ở phương[/size] [size=3]Nam[/size][size=3].[/size][/size]
[size=3][size=3]Ðiều này Khổng Tử đã viết rành mạch trong sách Trung Dung : “Ðộ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương[/size] [size=3]Nam[/size][/size] [size=3].[/size] [size=3][size=3]Người quân tử ở đấy.[/size][/size]
[size=3]Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường bạo ở đấy.” (Ðây là lời về sức mạnh mà Khổng Tử giảng cho đệ tử tên Tử Lộ).[/size]
[size=3]( Doremon360 : Vùng châu thổ nam sông Dương Tử cùng với Bắc Bộ Việt Nam là lãnh thổ của người Việt sau kỷ băng hà. Trong và cuối kỷ băng hà, lãnh thổ của người Việt còn bao gồm cả thềm lục địa Nanhailand. Những điều trình bày trong bài này thuộc về những diễn biến trong nền văn minh trên lục địa châu Á sau kỷ băng hà. Nguồn gốc đích thực của Giấy chỉ có thể hiểu rõ qua những ảnh hưởng lên khu vực của nền văn minh cuối kỷ băng hà của người Việt )[/size]
[size=3](Xem hình lục địa Đông Nam Á cổ ở đầu bài viết)[/size]
[size=3]Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền vãn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý. Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao Việt ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.[/size]
[size=3][size=3]Chu Nam là các nước ở phương Nam[/size] [size=3]của Việt tộc bị nhà Chu[/size] [size=3]chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam[/size] [size=3][size=3]là lãnh thổ phương Nam[/size][/size][/size] [size=3][size=3]của Việt tộc bị nhà Chu[/size] [size=3]chiếm, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).[/size][/size]
[size=3]Từ sử liệu của National Geographic Magazine (Mỹ) và các nhận định rải rác của Khổng Tử, Tư Mã Thiên và nhiều sử gia khác trong Minh sử, Thanh sử… những người nghiên cứu về dân tộc Việt ngày càng có thêm chứng cứ để làm sáng tỏ những gì đã bị khuất lấp, xuyên tạc, bóp méo.[/size]
[size=3]Tống sử còn lưu dấu vết nhà Tống học cách tổ chức quân đội của nhà Lý Việt[/size] [size=3]Nam[/size][size=3]: “Thái Duyên Khánh, là tri châu ở đất Hoạt, thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước theo quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, cung tiễn phủ, nhân mã đoàn làm 9 phủ. Hợp 100 đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu bốn bộ. Mỗi đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ, quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mã phiên binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. Còn về sự kiềm chế, thì cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn với nhau, cho khỏi sinh biến. Vua Thần tông nhà Tống khen mãi.”[/size]
[size=3]Minh sử còn ghi hai sự kiện:[/size]
[size=3]Thứ nhất[/size][size=3], mỗi khi tế thần súng, người Tầu phải tế Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, người mang bí quyết làm súng đại bác (thần sang) của nhà Trần sang nộp cho nhà Minh[/size] [size=3]và được nhà Minh phong cho làm bộ trưởng 2 bộ quốc phòng và xây dựng)[/size]
[size=3]Thứ hai[/size][size=3], công trình kiến trúc, xây dựng thành Bắc Kinh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là do “công trình sư trưởng” (như là kiến trúc sư trưởng ngày nay) Nguyễn An[/size][size=3], một thái giám người Việt, đảm trách.[/size]
[size=3]Bộ Minh sử này đã được dịch sang Anh ngữ: “The Cambridge History of China”, xếp vào quyển thứ VII, ghi rõ “Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đõn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc tryưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nõi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập.[/size]
[size=3]Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trãm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất nãm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông.”[/size]
[size=3]Trong tất cả sách vở do người Hoa biên soạn, lúc nào họ cũng “tự hào” về nước Trung Hoa rộng lớn nhất thế giới, người Hoa tài giỏi và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền vãn minh của nhân loại.[/size]
[size=3]Sách của người Hoa và người Hán chẳng bao giờ dám giải thích minh bạch về sự bành trướng từ 1 bộ lạc du mục ở lưu vực sông Hoàng Hà, xua quân xâm lãng mở rộng biên cương, tiêu diệt nhiều dân tộc để có được 1 bản đồ như ngày nay. Thế nhưng tạp chí National Geographic đã làm việc đó, đã ghi nhận đủ các chi tiết cần thiết sau khi tra cứu công phu.[/size]
[size=3]Tìm trong kho tàng lưu giữ các loại sách lớn nhất của người Hoa, cuối cùng do nhà Thanh bổ túc, sắp xếp, là bộ “Tứ Khố Toàn Thư”, một số sử liệu được phát giác, làm sáng tỏ nhân thân của các công trình đóng góp quan trọng vào vãn minh, vãn hóa Trung Hoa. Phần lớn những đóng góp này đến từ gốc tộc Việt.[/size]
[size=3]ÐÓNG GÓP QUAN TRỌNG[/size]
[size=3]Trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” của sử gia Âu Ðại Nhậm (đời nhà Minh bên Tầu) được giáo sư Trần Lam Giang dịch và chú thích, dịch giả đã nhận định bên dưới truyện Thái Luân, phần phụ chú:[/size]
[size=3]“Nhân tài người Việt rèn kiếm quý, làm khí giới, làm giấy viết, hiệu đính kinh truyện cho nhà Hán”[/size]
[size=3][size=3]Việt đem vãn minh khai hóa cho người Hoa[/size], [size=3]trong khi người Hoa đem bạo lực đàn áp người Việt[/size]. [size=3]Chung cuộc[/size], [size=3]Việt[/size] [size=3]Nam[/size] [size=3]vẫn đòi lại quyền tự chủ, sống với vãn minh nhân bản. Người Hoa thực dân bị quét ra khỏi nước[/size], [size=3]tự chuốc lấy ô danh bạo ngược[/size], [size=3]xâm lược[/size].[/size]
[size=3]Thuật làm giấy do tiên hiền Bách Việt : Thái Luân sáng chế, được truyền sang Ấn Ðộ và từ đấy lan rộng sang khắp vùng Trung Á. Vào nãm 751, xảy ra cuộc chiến giữa nhà Ðường (Trung Hoa) và các Vương Quốc Ả Rập. Trong trận chiến này, do tướng Cao Tiên Tri thống lãnh, Tầu thua. Trong số tù binh bị Ả Rập (người Tầu gọi là Ðại Thực Quốc) bắt, có thợ làm giấy. Nãm 793 Iraq có xưởng làm giấy và từ đó lan ra khắp các nước láng giềng. Nãm 900 đến Ai Cập. Sang nãm 1100 truyền đến Marocco và các xứ Phi Châu. Vào nãm 1150, người Ả Rập vượt biển qua Tây Ban Nha và xây xưởng làm giấy đầu tiên trên lục địa Âu châu.[/size]
[size=3]Ðến nãm 1189, xưởng làm giấy đầu tiên được dựng lên tại Pháp và từ cửa ngõ này, kỹ thuật làm giấy bở rộ khắp các châu lục.”[/size]
[size=3]Không chỉ Thái Luân truyện mà trong 105 tiên hiền Việt tộc khác, dịch giả Trần Lam Giang đã tra cứu và chú thích rành rẽ, dẫn chứng sử sách, truy nguyên chữ cổ, điển tích để làm sáng tỏ thêm những gì mà người yêu lịch sử và vãn hóa Việt muốn “nói có sách, mách có chứng”.[/size]
[size=3]Sau bộ Cổ Tích Việt Nam dày 1,100 trang, Trung Tâm Nghiên Cứu Vãn Hóa Việt Nam và Thư Viện Việt Nam đã đóng góp thêm một công trình giá trị khác nữa. Ðó là bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư.[/size]
[size=3][size=3]Ðây là một kỳ công của các nhà nghiên cứu lịch sử[/size], [size=3]văn hóa Việt tộc ở hải ngoại[/size], [size=3]làm giàu thêm kho tàng tài liệu lịch sử và vãn hóa Việt[/size] [size=3]Nam[/size].[/size]
[size=3]LÊ THANH HOA[/size]
[size=3]TÀI LIỆU THAM KHẢO:[/size]
[size=3]1) Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư, nguyên tác Âu Ðại Nhậm, bản dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang, Thư Viện Việt Nam ấn hành tháng 8 nãm 2006, tại Hoa Kỳ.[/size]
[size=3][size=3]2) National Geographic Magazine[/size], [size=3]July 1991[/size], [size=3][size=3]Washington[/size][/size][size=3]D.C[/size], [size=3]USA[/size].[/size]
[size=3]3) “[size=3]The[/size] [size=3][size=3]Cambridge[/size] [size=3]History[/size] [size=3]of China[/size][/size]”, [size=3]Volume 7[/size],[size=3]Cambridge University press[/size][/size][size=3], [size=3]Feb. 1988.[/size][/size]
[size=3]4) Kinh Thi.[/size]
[size=3]5)[size=3]Thi Kinh Tập Truyện[/size],[/size] [size=3]1969[/size][size=3].[/size]
[size=3]6) Vân Ðài Loại Ngữ, Lê Quý Ðôn, Phạm Vũ và Lê Hiền dịch và chú giải, VNCH 1972.[/size]
[size=3]7) Sự Hình Thành và Phát Triển Nền Vãn Hóa Trung Hoa, nhà xuất bản Nhân Dân Sõn Ðông 1993.[/size]
[size=3]GHI THÊM:[/size]
[size=3]Cuốn sách “Bách Việt tiên hiền chí “ được viết bởi Âu Ðại Nhậm, một người gốc Bách Việt làm một chức quan nhỏ trong triều đình nhà Minh, năm Gia Tĩnh. Khi viết xong đã bị đưa vào “Tứ Khố Toàn Thư” mà không được phổ biến, vì các dân tộc thuộc phía Bắc Trung Hoa qua các triều Tần, Hán Ðường, Tống… đã xâm lăng và thôn tính được các phần đất phía Nam của các dân tộc Bách Việt nhưng lại bị nền văn minh của Bách Việt đồng hóa. Đến thời Dân Quốc (1936), sách mới được truyền bá. Sách là một công trình sưu tầm, nghiên cứu ghi lại một cách công phu hành trạng, công nghiệp, ngôn từ, tư tưởng của các danh nhân người Bách Việt trải qua nhiều triều đại của Trung Hoa. Những danh nhân này với phong cách cao quý, tài năng vượt bực, tư tưởng cao siêu đã là thành phần nòng cốt xây dựng nên nền văn minh mà ngày nay Thế Giới gọi là văn minh Trung Hoa.[/size]
[size=3].[/size]
[size=3][size=3][size=3][size=3](Doremon360)[/size][/size][/size] Tái bút :[/size]
[size=3]Như đã dẫn ở trên, Thái Luân là người đổi mới kỹ thuật làm giấy từ kinh nghiệm của những người đi trước.[/size] Dưới đây là đoạn giới thiệu nhỏ để các bạn hiểu hơn về những loại giấy cổ có từ lâu đời tại Việt Nam :
[size=3]Làng nghề giấy dó Yên Thái, còn gọi là Kẻ Bưởi, ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Nghề làm giấy ở Việt Nam đã có từ xa xưa, có thể nói là ngay từ những năm đầu công nguyên (thực ra có lẽ là lâu hơn vì chưa tính đến giai đoạn văn minh cuối kỷ băng hà). Năm 284, các thương gia La Mã đã mua của ta 3 vạn tờ giấy Mật Hương để dâng lên vua Tấn Vũ Đế (Thời đó mà ta đã có giấy với số lượng lớn để bán thì hẳn giấy đã đựơc phát minh ra trước đó rất lâu). Một học giả người Hoa là Kê Hàm cũng đã xác nhận giấy Mật Hương của Giao Chỉ làm bằng gỗ trầm thơm, màu trắng, có vân vảy cá, thả vào nước không nát……[/size]
[size=3].[/size]
[size=3]Vì nhiều bạn quan tâm nên trước khi kết thúc bài viết, mời các bạn xem qua 3 hình này :[/size]
.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 593x464. |
Chúng ta cũng nên chú ý, nếu chưa xét đến ý nghĩa của trống đồng, thì các kiến thức lịch sử hiện tại đã định niên đại văn minh Văn Lang tồn tại 2000 năm trước CN (nghĩa là trước thời Thái Luân đến 2000 năm). Nhưng thực ra khi xét đến ý nghĩa của trống đồng, như đã nói đến trong loạt bài về " Mối liên hệ giữa kim tự tháp Yonaguni với nền văn minh trên thềm Nanhailand của người Việt", nền văn minh khắc trên mặt trống (chứ không phải cái trống, vốn có thể bị đúc lại khi người Việt di cư từ vùng đất bị chìm đến nơi ở mới) phải tồn tại vào cuối kỷ băng hà (8000Bhững ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy ở Việt Nam qua thư tịch Trung Hoa
TG : Jean – Pierre Drège (GSTS, giám đốc Viện viễn Đông bác cổ Pháp)
.
Bài nói của TG được giới hạn ở một vài suy xét có tính chất giai thoại về lịch sử nghề làm giấy, cụ thể hơn, là về vai trò của Việt Nam trong lịch sử nghề làm giấy ở những thế kỷ đầu sau công nguyên.
Ai cũng biết rằng, từ lâu nghề làm giấy được coi là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc cổ đại, cùng với nghề in, la bàn, thuốc sung. Tuy nhiên, nguồn gốc của nghề giấy vẫn còn nhiều chổ mơ hồ. Theo các tài liệu lịch sử và truyền thuyết thì viên quan Sái Luân (Thái Luân), phụ trách xưởng chế tác hoàng cung dưới thời Hậu Hán đã xin Hoàng đế cho phép làm giấy vào năm 105 sau CN. Sách Hậu Hán thư có ghi :
“Từ thời cổ đại, sách và tài liệu phần lớn được chép trên thẻ tre, rồi sau đó chép trên lụa, gọi là chỉ. Lụa thì đắt tiền, thẻ tre thì nặng, cả hai đều không thuận tiện. Bấy giờ Sái Luân bèn có ý định dùng vỏ cây, sợi gai, vải cũ và lưới đánh cá để làm giấy. Năm Nguyên Hưng thứ nhất, ông trình với Hoàng đế và được chấp thuận. Từ đấy, giấy bắt đầu được dùng khắp nơi và vì vậy mà trong toàn cõi đế chế, người ta gọi nó là giấy Sái Hầu. “
Từ vài chục năm nay, nhờ các phát hiện khảo cổ học, người ta nhận thấy đoạn dẫn trên nói về việc phát minh nghề làm giấy được ghi trong Hậu Hán Thư, soạn vào thế kỷ thứ 5 sau CN, có lẽ không đúng với sự thật, và giấy bắt đầu ra đời có thể lùi về Thế Kỷ thứ 1 trước CN và thậm chí là TK 2 trước CN. Việc phát hiện những mẫu giấy có hoặc không ghi chữ đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi về niên đại ra đời của giấy và cả về nguồn gốc Trung Hoa của giấy nữa. Vì vậy, ta phải xác định giấy là gì, thành phần, cách chế tạo, tính chất của nó.
Dựa trên từ nguyên của tên gọi chỉ , ta thấy giấy đầu tiên được phát minh nhằm thay thế lụa, có thể lúc đầu dùng vào việc khác chứ không phải để viết, ví dụ để gói đồ, làm thuốc,… Chữ Nho, từ chỉ gồm có bộ ti (lụa) là dấu hiệu của nguồn gốc này. Vấn đề là, chữ ti trước hết có thể dùng để chỉ một tấm lụa cho phép người ta nghĩ rằng những tờ giấy đầu tiên được làm từ sợi tơ. Đọc bảng phân tích những mẫu giấy xưa nhất phát hiện được, ta không thấy có tơ. Mà giấy đó có thể được làm bằng sợi gai. Trong điều kiện đó, vai trò của Sái Luân chỉ là dùng một vật liệu khác để thay thế cho sợi gai, như vỏ cây, trong đó có vỏ cây dâu.
Ta cũng có thể nghĩ rằng, chính ông đã phát triển công dụng của giấy dùng để viết sổ sách, nghĩa là xác định công dụng chính thức. Ta lại có thể đặt câu hỏi rằng, phải chăng ông đã làm một cuộc cách mạng trong việc chế tạo giấy, bằng một khung có thể nới rộng, thu hẹp, gồm khung gỗ có thanh ngang, trên lắp một cái liềm bằng tre vót mỏng, liên kết bằng lông đuôi ngựa. Ưu điểm của cách này là có thể tách rời giấy ra khỏi khung trước khi đem phơi, trong khi cách trước là phải để giấy khô trên khung, cách mới này cho phép làm ra nhiều loại giấy có khôn khổ khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là một giả thiết.
Sự phát triển của việc sử dụng giấy có thể tương đối chậm, bởi lẽ, cho đến TK 3 sau CN, người ta vẫn dùng các loại thẻ gổ, thẻ tre để viết. Suốt TK thứ 2, giấy chỉ được dùng đến khi không có lụa để ghi chép. Sang TK 3, tình hình đã thay đổi và giấy được dùng rộng rãi. Nó có mặt ở vùng phía Tây như Lân Lan gần hồ Lobnor, trên sa mạc Taklamakan hay ở bồn địa Thổ Phồn, cách Urumxi 100km, tại vùng Tân Cương. Việc sử dùng giấy được truyền bá lên cả vùng Động Bắc, ở Triều Tiên, và sau đó sang Nhật Bản (vì tại đây mãi cho đến TK thứ 7 mới có nghề sản xuất giấy). Nó cũng lan xuống phía Nam, ở những vùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, tuy nhiện cho đến nay, không còn dấu vết nào của thời đó còn lưu lại.
Ngược lại, người ta cũng biết đến hai đoạn tài liệu lý thú nói đến việc du nhập vào Trung Quốc một số loại giấy đến từ phương Nam vào TK thứ 3.
.
Giấy Hương Mật Ong
Giai thoại thứ nhất được kể trong sách Nam Phương Thảo Mộc Trạng của Kê Hàm, soạn năm 304 :
“ Mật hương chỉ làm bằng vỏ và lá của thứ cây có mùi mật. Giấy màu nâu. Nó có những vân hình trứng cá. Giấy rất thơm, bền và mềm. Khi thấm mực nó không bị mủn. Năm Thái Khang thứ 5 (đời Tấn, năm 284) sứ bộ La Mã dâng đến 30.000 tờ. Hoàng đế ban cho Đỗ Dự là Bình Nam tướng quân và Đan Dương hầu 10.000 tờ để viết Xuân thu thích lệ và Kinh truyện tập giải dâng lên vua. Nhưng Đỗ dự chết trước khi giấy được gởi đến. Theo chỉ dụ, giấy đó được ban cho gia đình.”
.
Lễ vật của sứ bộ và nhà buôn La Mã đem đến không phải xuất xứ từ đế quốc La Mã mà đến từ bán đảo Đông Dương ( Hậu Hán thư nói rõ, phái bộ đến từ Nhật Nam, tức là Việt Nam khi bị nhà Hán chiếm và chia tách thành Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam)
.
Vậy giấy Mật Hương làm bằng cái gì ?
.
Rõ ràng tên gọi cây hương mật đó là để chỉ cây Aquilaire Agalloche (tên tiếng Pháp), mà người ta vẫn thường sử dụng cả vỏ cây. Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518_1593) gọi cây này là cây Trầm Hương, được biết nó có mọc ở Việt Nam và Ấn Độ .
Hình cây Aquilaria Agallocha ( tên tiếng Anh)
.
Giấy Gân Nghiêng :
Một giai thoại thứ hai nói về việc du nhập giấy vào Trung Quốc từ Nam Việt. Nguồn trích dẫn từ sách Thập Di Ký của Vương Gia ( TK thứ 4 ), được Tiêu Ỷ san nhuận vào TK thứ 6.
Chuyện kể rằng, Trương Hoa (232-300) đã soạn cuốn Bác Vật Chí dâng lên Vũ Đế. Công trình gồm 400 quyển được rút lại còn 10 quyển. Hoàng đế ban cho Trương Hoa đồ dùng để chép lại công trình : một thỏi mực bằng đá Khotan, một cây bút cán bằng sừng kỳ lân (đến từ nước Liêu Tây) và một vạn tờ giấy Trắc Lý Chỉ ( giấy Gân Nghiêng ) đến từ Nam Việt. Tài liệu còn viết thêm rằng các từ ngữ Chỉ Lý và Trắc Lý có thể đổi chổ cho nhau. Người phương Nam làm giấy bằng rong . Gân của nó dọc và ngang đều chạy nghiêng, vì vậy mà có tên đó.
Giai thoại này không được sách củ nào nhắc lại , nhưng đến TK thứ 10, nó được nhắc lại trong chương nói về giấy của cuốn Văn Phòng Tứ Phả do Tôn Dị Giản biên soạn. Ông này có thêm lời giải thích lấy từ sách Bản Thảo (659) như sau :
“ Cây Chỉ Lý có vị ngọt, rất mát, không độc. Trị cảm hàn ở tâm và phúc, làm tăng nhiệt trung bình và tiêu hoá ngũ cốc. Làm tằng khí của dạ dày và ngăn tiêu chảy. Nó mọc trong hồ đầm phía Nam Trường Giang (sông Dương Tử : Yangtze river). Đào Hoàng Cảnh (451-536) tác giả Thần Nông Bản Thảo Kinh , nói rằng : người phương Nam dùng cây đó làm giấy.”
Biên giới nước Nam Việt với vị trí thành Cổ Loa của người Việt xưa và “thủ đô” do nhà Triệu lập ra.
.
Như vậy, nhờ vào một số ghi chép và giai thoại, chúng ta có thể ghi nhận những loại giấy cổ đã đến từ Việt Nam, được truyền sang Nam TQ và tiếp nhận vào lưu vực Trường Giang.
.
.
4/ Còn những loại giấy cổ nào khác ở Việt Nam ?
.
Qua những dẫn chứng cụ thể của Jean – Pierre Drège, chúng ta thấy một dử kiện độc đáo : Vào thời điểm những TK đầu sau CN mà dân Việt đã sản xuất được số lượng lớn giấy để các sứ thần, nhà buôn, có thể trao đổi thì rõ ràng là giấy phải được sản xuất từ rất lâu trước đó, và là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp của người Việt xưa. Theo Jean – Pierre Drège có thể lùi thời điểm phát minh giấy về TK thứ 2 trước CN.
Tuy vậy, khi chúng ta quan sát các hình khắc trên thân trống đồng của người Việt, thì thời điểm phát minh ra giấy chắc phải tiếp tục được lùi xa hơn nữa :
.
Rõ ràng là giấy trong nền văn minh Lạc Việt được dùng để ghi chép. Tuy vậy nội dung ghi chép trên các giấy này cần phải được tìm hiểu thêm. Đó có thể là các văn tự cổ, cũng có thể là hệ thống Kinh Dịch nguyên thuỷ (Chấm và Gạch), ……
Đặc biệt, loại giấy này cứng và có thể cầm dựng lên được, tương tự như loại giấy Papyrus của người Ai Cập cổ đại.
Giấy Papyrus cổ đại đã được dùng từ 4000.BC , được làm từ cây Cyperus papyrus mọc bên bờ sông Nile. Cây này còn được dùng làm thuyền, dây thừng, rổ đựng, … Giấy Papyrus có màu nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong được và đặc biệt là rất bền. Người Ai Cập cổ giữa bí mật làm giấy và không truyền bá công nghệ này ra bên ngoài , người ta lại chưa tìm được tài liệu nào để lại cho biết phương pháp làm giấy Papyrus cổ. Năm 1969 tiến sĩ Hassan Ragab (một nhà khoa học Ai Cập) đã thành công trong việc chế tạo lại giấy Papyrus với chất lượng tương tự, nên ngày nay người ta tin phương pháp của ông gần giống với phương pháp Ai Cập cổ xưa.
Đáng lưu ý là khi các sứ thần La Mã dâng giấy cho Hoàng đế Trung Hoa (để xoá bỏ những trở ngại trong việc buông tơ lụa giữa TQ và La Mã) họ không dâng giấy Papyrus mà dâng giấy Mật Hương của Việt Nam. (Vì giấy Papyrus cứng, không mùi, vân chạy dọc và ngang đan xen, nên chiếu theo những gì ghi trong thư tịch đã đẫn ở trên thì đó không phải là giấy Papyrus).
Như vậy phải chăng giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng là hậu duệ phát triển lên từ những loại giấy cổ có trước đó như những loại giấy được khắc trên thân trống Đồng Sông Đà và Hoàng Hạ. Giấy dó, giấy điệp được dùng vẽ tranh Đông Hồ có liên hệ gì với những loại giấy cổ này.
.
[size=3]5/Kết luận:[/size]
.
Dựa vào những điều đã trình bày, chúng ta có thể khẳng định rằng giấy viết đã ra đời từ rất lâu trước khi Thái Luân cải tiến nguyên liệu và kỹ thuật của những thế hệ đi trước cho phù hợp với điều kiện trong thời đại của ông.
Khả năng sản xuất “giấy cổ” số lượng lớn tại Việt Nam vào khoảng TK 3 sau CN (10.000 – 30.000 tờ_như trên đã dẫn) mặc nhiên chứng minh thời điểm ra đời của giấy phải lùi lại rất lâu trước khi kỹ thuật này hoàn thiện và có thể sản xuất “đại trà”.
.
Việc phát hiện ra mẩu đá có khắc hình vẽ và ký tự tại kim tự tháp Yonaguni, cũng cho chúng ta thêm thông tin nhằm giới hạn thời điểm phát minh giấy viết.