Tin tức - pháp luật 2013-06-07 01:31:37

Người Sài Gòn đã bớt tốt hơn xưa?


[justify]Không ai có thể phủ nhận Sài Gòn dễ sống hơn nhưng cũng không hề dễ thở.[/justify]


Trà đá miễn phí cho người qua đường, một trong những nét đẹp của người Sài Gòn.

[justify]Tác phẩm “Chuyện nhỏ Sài Gòn” của tác giả Đàm Hà Phú đã nêu được khá nhiều cái đẹp trong tính cách người Sài Gòn. Nhưng tác phẩm cũng đang gây ra những tranh luận nóng bỏng.[/justify]
Trước hết, hãy cùng xem một số đoạn nổi bật trong tác phẩm “Chuyện nhỏ Sài Gòn”:[justify]"Ở Sài Gòn, đất dung nạp vào nó đủ mọi hạng người, từ anh trí thức hàn lâm đến chị bán trôn nuôi miệng đều cảm thấy đất này dễ sống hơn chỗ khác, từ giới nghệ sĩ có tài và bất tài đến mấy bà buôn thúng bán bưng đều nuôi mộng lập nghiệp nơi mảnh đất lắm người nhiều xe này. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Sẽ chẳng ai có thể quên những lần kẹt xe đầy khói bụi ở Sài Gòn
[/justify]
[justify]Tất cả đều có thể nhận mình là người Sài Gòn, hoặc không nhận cũng không sao, Sài Gòn không so đo xuất xứ của bạn, cơ hội và rủi ro chia đều cho mỗi người.[/justify]
[justify] Ở Sài Gòn, bạn hay chứng kiến những tai nạn giao thông nho nhỏ do xe máy, thường cả hai bên va chạm đều tự dựng xe lên, nhìn ngó xe của mình, xuýt xoa vài tiếng rồi nổ máy xe, hỏi thăm nhau một câu cho có rồi mạnh ai nấy đi.[/justify]
Ở Sài Gòn, thỉnh thoảng có người chạy theo bạn ngoài đường chỉ để nhắc bạn nhớ gạt chân chống xe hoặc coi chừng bị rớt cái ví lòi ở túi quần sau mà không cần quay đầu nhìn bạn để nhận một cái gật đầu cảm ơn.[justify] [/justify]
[justify]
Một nét lạc quan rất Sài Gòn
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Ở Sài Gòn, bạn dễ thấy những quán xá tạm bợ và tối giản đến không ngờ, nhiều quán cà phê chỉ với một cái lon bò húc làm biểu tượng vậy mà một ngày bán không dưới 300 ly café bằng cách bưng đến tận nơi, có một xe bánh mì nhỏ chỉ bán buổi chiều tối mà doanh thu hàng ngày lên đến cả chục triệu, có một bà chỉ bán nước sâm vỉa hè mà sau ba năm đã mua được căn nhà mặt tiền to vật ở chính nơi mà bà xin đặt xe nước sâm của mình. [/justify]
[justify]Thương hiệu là thứ không mơ hồ ở Sài Gòn, nó được bảo chứng bằng doanh thu, bằng tấm lòng người Sài Gòn. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] Ở Sài Gòn, có nhiều bạn trẻ mặc đồ như Tây, ngồi ở café máy lạnh với laptop trước mặt và viết đơn xin việc, nhưng cũng có nhiều bậc trung niên mặc quần đùi uống café cóc ở vỉa hè bàn chuyện xây cao ốc cho thuê. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Bạn có thể làm mọi nghề buốn bán hợp pháp để mưu sinh
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Ở Sài Gòn, bạn có thể xin làm phụ việc ở bất cứ đâu mà lương tháng vẫn bằng một kế toán mới tốt nghiệp đại học, người ta có thể mua cùng một món đồ với giá chênh lệch nhau đến cả chục lần mà không hề áy náy. [/justify]
[justify]Người ta luôn có cảm tưởng cả Sài Gòn đang vận hành vì tiền nhưng người Sài Gòn thì lại không hề coi trọng chuyện tiền bạc…"[/justify]
[justify]Nick gen_ht90 tỏ ra không tin tưởng: “Mình biết viết văn là phải bay bổng nhưng nói “Người Sài Gòn thì lại không hề coi trọng chuyện tiền bạc” là không tin nổi. Trừ nhà giàu thì không nói những người phải lao động làm công ăn lương dù là người Sài Gòn gốc và phóng khoáng đến mấy cũng phải dè xẻn lắm luôn ấy chứ. Mình đã thấy một anh chàng gốc Sài Gòn tính toán rất kỹ ngày chi bao nhiêu đều ghi lại hết”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Nick TienPT:  “Ở Sài Gòn cái gì hở ra cũng tiền, đúng, vì đây là chỗ kinh doanh. Nhưng nói người Sài Gòn sống với nhau vì tiền thì khá là sai, bạn mình có lần từng bị mất ví khi cách nhà 15 km. Buổi chiều không còn tiền về, nó lên xe bus trình bày hoàn cảnh và được đi hẳn hai chuyến, xuống bến cuối còn được bác tài gọi một anh xe ôm quen ra chở về tận nhà không lấy tiền.

Những chuyện như thế ở Sài Gòn phải nói là đầy, có kể cả ngày không hết và nếu bạn nghĩ người Sài Gòn nhìn nhau qua bộ đồ thì bạn còn sai nữa. Bạn cạch mặt một đứa vì nó mặc quần đùi áo phông thì những đứa còn lại nó cũng cạch bạn luôn. Còn bán hàng mà nhìn trang phục của khách rồi phân biệt đối xử thì mai cầm đơn đi chỗ khác nhé, không đùa đâu”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Nhiều người cho rằng tác phẩm chỉ mang tính "văn học" chứ chưa mang tính "thời sự"
[/justify]
[justify]Nick Phan Thanh Lâm chia sẻ: “Mình thấy bài viết về Sài Gòn này rất hay nhưng cũng hơi buồn với Sài Gòn hiện tại. [/justify]
[justify]Lúc trước mình cũng hay nhắc người nào quên gạt chân chống xe hoặc coi chừng bị rớt cái ví lòi ở túi quần sau. Không cảm ơn đã đành, nhiều người còn tỏ thái độ khó chịu rất kỳ lạ nên gần đây mình cũng ít nhắc".[/justify]
Nick kingdom_27 cho rằng: “Người Sài Gòn có vẻ không còn tốt như trước nữa rồi. Nguyên do thì có nhiều, chẳng hạn do lượng người di dân vào thành phố quá cao khiến cho Sài Gòn khó sống hơn trước, làm ngay cả ngững người Sài Gòn gốc cũng trở nên vô tâm hơn. 
Ngày trước thấy cướp người ta xông vào giúp đỡ giờ gặp cướp ai cũng cố mà né sợ “tai bay vạ gió”, trong đó cũng thiếu gì những người Sài Gòn”. 
Anh Hải Đặng, nhân viên văn phòng tại Quận 1, nhận xét: "Ngày trước người Sài Gòn chấp hành luật giao thông rất nghiêm chỉnh, nay thì thấy cũng lấn làn, chèn ép xe người khác khá nhiều. Xưa hay giúp nhau vô tư trên đường, nay bắt đầu thấy hơi lạnh lùng?!"
Ý kiến thì trái chiều, song phải thừa nhận, Sài Gòn vẫn là nơi rất đáng sống. Chẳng thế mà người dân các nơi đổ về đây ngày càng nhiều, mong kiếm tìm cơ hội thích hợp và xứng đáng với mình.
Và vẫn còn đó vô vàn hình ảnh đẹp, bình dị mà cảm động, người Sài Gòn dành tặng cho người lạ. Những điều trong “Chuyện nhỏ Sài Gòn” có thể còn chưa nói hết tình đẹp ở Sài Gòn. 
Bên kia đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhận, bình trà đá miễn phí vừa được một bác lớn tuổi ra châm thêm nước…
 


MCS
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)