- [*]Uốn tóc đẹp cho cô nàng tóc xoăn
[*]Sốc với kiểu liều mình chụp ảnh cưới trên vách đá
[*]Clip 'độc' khiến ai cũng hoa mắt chóng mặt buồn nôn
[justify]Ông Trương Duy Bố năm nay đã 72 tuổi, làm nghề thợ hớt tóc đã được hơn 60 năm. Cửa hàng tóc của ông Trương nằm trong một ngõ nhỏ, mặt tiền cũng không có gì thu hút. Trong quán càng sơ sài, chỉ có mấy chiếc ghế cũ, bộ tông đơ lỗi thời và mấy cái kìm sắt. Bước chân vào quán cắt tóc của ông Trương có cảm giác như sống lại những năm 80.[/justify]
[justify]Ông Trương thao tác rất nhanh, đầu tiên là cạo lông mặt, sau đó định hình kiểu tóc. Người phụ việc với ông là vợ ông, trong thời gian ông cạo mặt và định hình tóc cho khách sẽ tiến hành nung kìm sắt.[/justify]
[justify]Sau khi tóc được chỉnh xong, kìm sắt được nung nóng, bà đứng cạnh lần lượt đưa từng chiếc kẹp sắt nung nóng cho chồng, nhận lại kẹp đã nguội, nhúng nước lạnh và rửa sạch, rồi tiếp tục đặt lên than hồng. Hai người phối hợp rất thuần thục, mái tóc của khách bắt đầu bốc khói, trong không khí cũng tràn ngập mùi khét của tóc cháy.[/justify]
[justify]Có người thắc mắc, phương pháp cắt và uốn tóc thế này sẽ làm tóc bị hư tổn, ông Trương cười nói, không dùng hóa chất gì, sau chỉ cần cắt phần tóc uốn đi, tóc sẽ không bị ảnh hưởng. Nhìn những cây kìm nung đỏ nhiều người cảm thấy ái ngại, vì chỉ sợ sảy tay một chút sẽ bị bỏng. Nhưng ông Trương cam đoan, ông đã hành nghề mấy chục năm, chưa từng xảy ra sự cố.[/justify]
[justify]Ông còn khẳng định thêm, mái tóc chỉ cần 5 phút là uốn xong này có thể đẹp trong ba tháng, đặc biệt là không dùng hóa chất nên sẽ không có hại cho cơ thể. Hiện mỗi ngày ông Trương vẫn có hơn 20 khách, khách uốn tóc chỉ là phụ nữ trung niên ở nông thôn, các cô gái trẻ đã không còn ai muốn làm đẹp bằng cách này nữa.[/justify]
Tiệm uốn tóc của ông Trương.
Ông Trương cũng chia sẻ, uốn tóc theo phương pháp này rất vất vả, kìm sắt rất nóng, lại nặng, việc nung kìm rửa kìm cũng không dễ dàng gì.
[justify]Trước đây ông từng đào tạo đến hơn 30 học trò, nhưng kiểu uốn tóc này khá phức tạp, chưa một ai dám tự làm. Ông cũng từng có ý định bồi dưỡng con trai cả thành người kế nghiệp, nhưng con trai ông học được nửa chừng, thấy vất vả quá cũng bỏ ngang. Niềm tiếc nuối lớn nhất của ông là nghề này sẽ bị thất truyền.[/justify]