Khoa học - Lịch sử 2011-08-16 23:26:32

Hình ảnh ngoạn mục về trận mưa sao băng Perseids


Thật tiếc do trăng quá sáng nên việc quan sát sao băng ở Việt Nam hơi khó thực hiện.

[justify]Mưa sao băng được hình thành khi những mảnh vụn nhỏ của bụi vũ trụ, gọi là thiên thạch, va chạm với bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ cao. Các vệt sáng của trận mưa sao băng Perseids mà chúng ta quan sát được chính là những mảnh vỡ bị bốc cháy khi ma sát với bầu khí quyển, và trận mưa này được hình thành từ những mảnh thiên thạch nhỏ của sao chổi Swift-Tuttle khi nó bay qua Trái Đất.[/justify]

[justify]Tại Việt Nam, vào những ngày vừa qua do trăng quá sáng và trời đêm xuất hiện nhiều mây nên các bạn yêu thiên văn rất khó để quan sát được những "vệt sáng" kỳ diệu này. Chúng ta đành ngậm ngùi chiêm ngưỡng những tấm hình chụp sao băng cực ngoạn mục đến từ nhiều nơi trên thế giới dưới đây vậy nhé![/justify]



Một bức ảnh được chụp từ Trạm Vũ Trụ Quốc Tế về trận mưa sao băng Perseids.


[justify]Trong một bức ảnh khác thường chụp vào hôm thứ 7 tuần vừa rồi ở ngoài Trạm Vũ Trụ Quốc Tế, đã cho thấy một ngôi sao băng lao về phía Trái Đất. Hình ảnh này được nhà thiên văn học Ronald Garan. Jr chụp lại trong khoảng thời gian đỉnh điểm của loạt mưa sao băng Perseids năm nay.[/justify]

[justify]Xuất hiện nhiều nhất vào đêm thứ sáu rạng sáng ngày thứ bảy, đợt mưa sao băng Perseids phần nào bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của trăng đêm. Tuy nhiên, sự ngoạn mục và chói lòa của loạt mưa sao băng Perseids vẫn đem đến một khung cảnh kỳ diệu cho rất nhiều người trên thế giới. “Perseids có thể nói là một màn trình diễn thật sự tuyệt vời, trung bình khoảng sẽ có khoảng 50 đến 60 ngôi sao trong một giờ nếu tính trong khoảng thời gian đỉnh điểm”, Jim Todd, nhà thiên văn học và quản lý tại Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp ở Portland Oregon đã chia sẻ.[/justify]

[justify]Todd dự đoán rằng trong năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của Mặt Trăng nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát thấy 10 đến 20 sao băng một giờ trong khoảng thời gian đỉnh điểm. Và ông cũng cho rằng nếu quan sát vào đêm trước hoặc sau khi giờ đỉnh điểm có thể thấy được vài chục ngôi sao. Dự kiến sự kiện này sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 8.
[/justify]


[justify]Trong một bức ảnh khác chụp ngày 13 tháng 8, cho thấy những tảng đá tự nhiên có hình dạng giống như con người đều đang hướng lên bầu trời trong khoảng thời gian đỉnh điểm của loạt mưa sao băng Perseids. Hàng trăm nghững viên đá như vậy có tại làng Kuclici, cách Skopje, thủ đô Macedonia về phía đông 80km. Hóa ra là không chỉ có chúng mình thích ngắm sao băng đâu teen ạ, kể cả tượng đá cũng thích nữa đấy!
[/justify]


Các vệt sao băng như bị cắt bởi lưỡi dao của một tuabin gió trong một bức ảnh chụp ngày 13 tháng 8 tại Kavala, Hy Lạp.



Những núi đá vôi như đang đứng bảo vệ khi một vệt sáng của Perseids bay qua, trên dãy núi El Torcal de Antequera, một khu bảo tồn thiên nhiên tại miền Nam Tây Ban Nha, ngày 13 tháng 8.


[justify]Để có được những hình ảnh đẹp nhất của Perseids năm nay, Todd khuyến cáo mọi người nên đến các khu vực không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng và hướng tầm mắt về phía chòm sao Perseus, nơi được coi là nguồn gốc của các sao băng Perseids. Hãy rời xa những ánh đèn của thành phố, đô thị và di chuyển về phía các vùng tối như nông thôn trong thời gian sáng sớm khi mà bức xạ lớn nhất. Đây là cơ hội tốt nhất để bạn chiêm ngưỡng những trận mưa sao băng.
[/justify]



Quan sát mặt trăng trong khoảng thời gian mưa sao băng Persieds hoạt động ngày 13 tháng 8.

[justify]
Tuy nhiên, ngay cả khi quan sát bầu trời trước thời gian đỉnh điểm, các báo cáo từ khắp nơi trên thế giới gửi về cho thấy có thể quan sát trung bình 10 đến 15 sao băng Perseids mỗi giờ. Và nếu như quãng thời gian qua bạn chưa quan sát được Perseids thì cũng dừng nản lòng, vẫn còn rất nhiều cơ hội cho bạn đấy nhé!
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)