[justify][size=2]Dù tiết kiệm năng lượng hơn đèn sợi đốt nhưng đèn compact (CFL) tác hại xấu đến sức khỏe con người.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Đèn CFL cung cấp năng lượng hiệu quả gấp 4 lần so với bóng đèn sợi đốt thông thường và tuổi thọ bóng kéo dài tới gấp 10 lần. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng, cũng như giảm lượng năng lượng cần phải tiêu thụ dẫn tới việc giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch từ đó giảm lượng thí thải nhà kính.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2] Bóng đèn sợi đốt vẫn được nhiều quốc gia lựa chọn vì
thân thiện với môi trường hơn bóng đèn CFL.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=2]Tuy nhiên CFL có một nhược điểm lớn đó là nó có chứa thủy ngân, loại hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất và sử dụng.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Một nhóm nhà khoa học của ĐH Yale chứng minh được việc sử dụng đèn compact huỳnh quang là một nguyên nhân góp phần làm nóng lên của trái đất, điều này đã được chứng minh tại một số quốc gia cũng như trong một vài bang của nước Mỹ.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Nghiên cứu này được thực hiện tại 50 tiểu bang Mỹ và 130 quốc gia để xác định mối liên hệ giữa ánh sáng huỳnh quang với lượng thủy ngân sinh ra tại các khu vực này.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Estonia là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng đèn sợi đốt thay bóng đèn CFL. Các quốc gia tiếp theo là Romania, Bungary, và Hy Lạp cùng với một số bang của Mỹ như Bắc Dakota, New Mexico và Tây Virginia cũng có giảm thiểu lượng thủy ngân phát sinh nhờ dùng bóng đèn sợi đốt.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Hầu hết các nước ở Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và một phần của Châu Âu cùng với một số bang của Mỹ như Alaska, Califonia, Oregon, Idaho và một số tiểu bang New England trên thực tế đều tăng lượng thủy ngân phát sinh vì họ hầu hết đều sử dụng các đèn huỳnh quang thay thế.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Kết quả này có được dựa trên mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố bao gồm: sự phụ thuộc của nơi đó với sử dụng năng lượng hóa thạch, hóa chất sử dụng cho cây trồng, cũng như chương trình tái chế sử dụng đèn CFL.[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Tác giả công trình Matthew Eckelman ở ĐH Yale cho biết: “Mọi thứ đều luôn có hai mặt của nó. Bạn có thể tiết kiệm được năng lượng sử dụng trong gia đình, nhưng đồng nghĩa với việc đó là việc phát sinh ra chất thủy ngân có thể gây hại cho chính bản thân bạn và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính".[/size][/justify]