[size=2][/size] [size=2]Một cây tơ hồng đang ký sinh trên thân cây cà chua. (Ảnh: Softpedia) [/size][size=2]Thực vật truyền đạt các thông điệp tới nhiều phần khác nhau trên cơ thể chúng nhờ sự giúp đỡ của các phân tử RNA. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ ra rằng trong trường hợp cây cà chua có dây tơ hồng ký sinh, các phân tử ARN thực tế có thể được chuyển vào cây ký sinh, và di chuyển khoảng 30cm từ vị trí mà dây tơ hồng bám trên thân cây cà chua. [/size]
[size=2]Theo ông Neelima Sinha (Đại học California), “có thể đối với cây ký sinh, việc biết thời điểm cây chủ nở hoa là vô cùng quan trọng để chúng cũng có thể ra hoa vào thời điểm đó”. Ông cũng cho rằng các phân tử RNA được cây tơ hồng sử dụng như là một phương tiện làm cho vòng đời của chúng ăn khớp với cây chủ. [/size]
[size=2]Kết quả của nghiên cứu có thể sẽ giúp tạo ra một biện pháp mới chống lại những loài thực vật ký sinh, gây hại mùa màng. Một số nghiên cứu tương tự điều tra về khả năng giao tiếp của một số loài nhất định khoảng 2 năm trước đã phát hiện ra rằng, trước khi tấn công mùa màng, những cây con sẽ thăm dò lượng không khí dành cho các chất hóa học do cây chủ thải ra. [/size]
[size=2]Tương tự, cây Shrub (còn gọi là ngải đắng), cũng được chứng minh là có khả năng giao tiếp với các cây ngải khác khi bị côn trùng tấn công. Do đó, khi bị tấn công lần lượt, hệ thống bảo vệ của chúng sẽ sẵn sàng chống "quân xâm lược". [/size]
[size=2]Một số cơ chế giao tiếp tương tự cũng được phát hiện ở các loài mù tạt. Khi bị côn trùng tấn công và ăn đi rễ, chúng sẽ thải ra một hỗn hợp hóa học qua lá và đi vào trong không khí, thông báo rằng có côn trùng đang tấn công.[/size]
- [*][size=2]Bùi Thành (Theo news. Softpedia) [/size]