Dưới đây là bài viết của tác giả - PGS.TS. Trần Ngọc Bích - Trưởng khoa Phẫu thuật nhi (Bệnh viện Việt-Đức). [/size] [size=2][/size] Phẫu thuật "chỉnh" bao quy đầu tại Khoa Phẫu thuật nhi, BV Việt Đức. (Ảnh: Quảng Hạnh)
[size=2] Chít hẹp bao qui đầu (Phimosis) là vòng bao qui đầu (BQĐ) bị hẹp ở các mức độ khác nhau gây khó đái và không lộn được BQĐ ra phía sau qui đầu. Bệnh lý này có thể do bẩm sinh nhưng thường mắc phải do bị nhiễm khuẩn tại chỗ, tái nhiễm nhiều lần hoặc do sự sẹo hoá những vết xước da - niêm mạc.
Hẹp BQĐ được phân thành 2 loại: hẹp có vòng xơ và không có vòng xơ. Bệnh nhân bị chít hẹp BQĐ không có vòng xơ (thường là bẩm sinh) thường khó tiểu, phải rặn khi tiểu, tia nước tiểu nhỏ, BQĐ phồng lên. Nhiều trường hợp thấy những cục trắng (bựa sinh dục) nổi lên ở rãnh qui đầu dưới BQĐ. Rất khó kéo lộn BQĐ ra sau; thường chỉ thấy lỗ BQĐ chít hẹp trước qui đầu mà không thấy được lỗ tiểu ở đỉnh qui đầu. Khi cố kéo lộn nữa thì có thể thấy lỗ tiểu nhưng ống da-niêm mạc BQĐ thường bị rạn nhiều đường nhỏ, có thể rỉ máu.
Cơ quan sinh dục nam.Trường hợp chít hẹp BQĐ có vòng xơ (hay hẹp BQĐ mắc phải, thường gặp ở trẻ lớn), thấy vòng xơ trắng đục ở lỗ bao qui đầu, niêm mạc qui đầu cũng dày lên một cách bất thường, màu trắng đục và xơ hoá, có thể kèm theo hẹp lỗ tiểu. Có trường hợp niêm mạc BQĐ dính chặt vào niêm mạc qui đầu nên khó tách dính và dễ rách.
Bệnh nhân bị chít hẹp BQĐ dễ gặp các biến chứng: khó tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giãn đường tiết niệu phía trên. Nhiễm khuẩn tại BQĐ (viêm qui đầu, BQĐ phù nề, đỏ và căng mọng, tiểu buốt, tiểu khó, thậm chí bí tiểu, ngứa ở BQĐ, chảy mủ từ mặt trong BQĐ). Nghẹt BQĐ (sau khi lộn BQĐ ra sau qui đầu thì không thể lộn trở lại được và vòng da-niêm mạc BQĐ thắt nghẹt ở vị trí dưới rãnh qui đầu, phù nề qui đầu và niêm mạc BQĐ phía dưới vùng thắt. Nếu không điều trị, có thể gây hoại tử BQĐ).
Chít hẹp và viêm BQĐ còn là nguy cơ gây ung thư dương vật.
[/size] [size=2]Bao quy đầu - cơ quan nhạy cảm tình dục
- Chức năng bảo vệ: BQĐ bảo vệ qui đầu và giữ bề mặt qui đầu có màu hồng, mềm mại và nhạy cảm. Nó cũng duy trì nhiệt độ thích hợp và làm sạch qui đầu. BQĐ và qui đầu có các tuyến chế tiết chất nhờn, chất bã để làm ẩm qui đầu.
- Bảo vệ miễn dịch: Các tuyến ở BQĐ tạo ra các proteine như lysozyme để chống lại vi khuẩn và virus.[/size]
[size=2]Ngoài ra, bao quy đầu còn có chức năng quan trọng trong tình dục. Bao quy đầu là nơi có nhiều nhất cơ quan cảm thụ thần kinh đặc biệt, tạo sự nhạy cảm tình dục…
Ngoài những chức năng trên, BQĐ còn là một chất liệu quan trọng để tạo hình niệu đạo trước và sau trong những trường hợp thiếu đoạn niệu đạo bẩm sinh và mắc phải do chấn thương hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau.
[size=1]Một ca mổ tái tạo BQĐ tại Khoa Phẫu thuật nhi, BV Việt Đức. Ảnh: Quảng Hạnh[/size]Cắt BQĐ: Được ít, mất nhiều [/size]
[size=2]Ở Việt Nam, chít hẹp BQĐ được điều trị ở hầu hết các cơ sở y tế, từ tuyến xã đến trung ương, quân, dân y và cơ sở tư nhân. Cách điều trị phổ biến là dùng pince nhỏ để nong rộng BQĐ rồi dùng thuốc mỡ Betamethasone hay mỡ kháng sinh bôi vào vùng đã bộc lộ nếu điều trị bảo tồn.
Tuy nhiên, do ở phía trong niêm mạc qui đầu và BQĐ không có thuốc tê (chỉ có thể bôi thuốc này lên bề mặt phía ngoài BQĐ), bệnh nhân thường bị đau và rất sợ, hay kêu khóc. Sau lần đầu nong rộng BQĐ, ống da này thường bị rạn nhiều đường nhỏ, có thể rỉ máu, phù nề nên trẻ rất sợ tiểu (thậm chí nhịn tiểu nhiều giờ). Do vậy, cha mẹ bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc cũng rất khó làm động tác lộn BQĐ cho trẻ vào những lần sau. [/size]
[size=2]Cùng với kỹ thuật nong rộng BQĐ, mổ cắt hết BQĐ cũng là biện pháp hay được lựa chọn để chữa chít hẹp BQĐ. Vấn đề ở chỗ, chỉ định mổ thường quá "rộng rãi", ngay với cả các trường hợp hẹp BQĐ không có vòng xơ. [/size]
[size=2]Chỉ định mổ cắt bỏ BQĐ đôi khi còn được đưa ra trong những trường hợp rất cần được điều trị bảo tồn, như cong, lún dương vật. [/size]
[size=2]Các gia đình cần hết sức cân nhắc trước khi quyết định cắt hết BQĐ bởi phẫu thuật này có thể gây các biến chứng sau đây:
- Dương vật - qui đầu bị biến dạng, xấu đi: có vết sẹo, dương vật trông ngắn hơn trước và có thể bị lún dương vật mắc phải do thiếu da và sẹo xơ kéo thân dương vật tụt ra sau. Do quy đầu bị lột trần trụi, luôn bị lộ ra, thường xuyên bị cọ sát, trầy xước nên niêm mạc qui đầu mất màu sắc hồng tươi gợi dục, trở nên xám xỉn hoặc đục mờ, có thể nhìn như đám mốc meo, mất đi độ mềm mại - trơn bóng, bị sừng hoá, khô và cứng. Lỗ tiểu (ở đỉnh quy đầu) không được bảo vệ nên bệnh nhân dễ bị hẹp lỗ tiểu, nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Mất độ nhạy cảm: Cắt hết BQĐ là cắt mất hơn 3 tĩnh mạch, động mạch và nhiều mao mạch. Các lớp cơ, tuyến, niêm mạc, tế bào biểu mô cũng mất, các mạch bạch huyết cũng bị thương tổn có thể gây phù bạch mạch. Phẫu thuật cắt bỏ BQĐ cũng làm mất nhiều sợi thần kinh nhỏ và hơn 20.000 đầu tận thần kinh.
Chưa kể, các đầu tận thần kinh ở niêm mạc qui đầu sau này sẽ bị chôn vùi dưới lớp sừng hoá. Không chỉ mất độ nhạy cảm, có trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ BQĐ, dương vật cứ cương cứng là cong, đau, thậm chí rỉ máu do rạn rách da.
- Mất đi những chức năng của BQĐ.
- Đặc biệt, cắt bỏ BQĐ là làm mất chất liệu tốt để tạo hình niệu đạo.
Chữa chít hẹp mà vẫn bảo tồn BQĐ [/size]
[size=2] Điều trị sau phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật nhi. (Ảnh: Quảng Hạnh) Chúng tôi chủ trương bảo tồn BQĐ theo 1 nguyên lý tự nhiên: Da bụng của người phụ nữ có thai giãn dần theo thời gian mang thai và hiện tượng này đã được áp dụng trong cách làm giãn dần da bằng đặt túi Silicone dưới da để bơm nước vào. Da giãn được sử dụng làm chất liệu tạo hình che các khuyết da bên cạnh.
Da và niêm mạc bao qui đầu trẻ em có độ chun giãn lớn hơn da các vùng khác của cơ thể. Do vậy có thể lộn dần bao qui đầu hàng ngày để qui đầu tự nó làm rộng dần bao qui đầu.
Vì vậy, chúng tôi đã hướng dẫn cách lộn BQĐ hàng ngày để nong rộng dần BQĐ (thành công ở hầu hết các trường hợp hẹp BQĐ), vừa dễ thực hiện, không làm bệnh nhân đau, sợ.
Ngay cả những bệnh nhân bị lún dương vật có BQĐ hẹp, cũng được áp dụng phương pháp này trước mổ và có kết quả như mong muốn. [/size]
[size=2]Trường hợp bắt buộc phẫu thuật (có vòng xơ ở BQĐ; BQĐ dài, chít hẹp tái phát và khó nong lộn bao qui đầu; bệnh nhân bị nghẹt BQĐ), bệnh nhân vẫn cần được bảo tồn BQĐ. [/size]
[size=2]Với nguyên tắc bảo tồn tối đa BQĐ cho bệnh nhân, từ hơn 10 năm nay, chúng tôi chỉ mổ khi bệnh nhân bị hẹp BQĐ có vòng xơ và chỉ cắt bỏ vòng da niêm mạc hẹp; vừa chữa được hẹp BQĐ, vừa bảo tồn được BQĐ với các chức năng của nó. [/size]
[size=2]Ngoài ra, chúng tôi đã mổ tái tạo lại BQĐ cho các bệnh nhân đã mổ mở rộng BQĐ nhưng BQĐ bị mất cân đối.
Tóm lại, quá trình tiến hoá, mọi bộ phận cơ thể con người (trong đó có BQĐ) đều cần cho cơ thể và cần được bảo vệ. Trong những trường hợp bị hẹp BQĐ, quan điểm điều trị của chúng tôi là bảo tồn BQĐ bằng phương pháp nội hoặc ngoại khoa. Trước khi điều trị, thảo luận kỹ với bệnh nhân và gia đình về lợi - hại, nên - không nên làm, giải thích cả cách chữa và kết quả sẽ có. [/size]
- [*][size=2]PGS.TS Trần Ngọc Bích (Khoa Phẫu thuật nhi, Bệnh viện Việt-Đức)[/size]