Khoa học - Lịch sử 2014-05-20 08:31:12

'Cặp ngà voi đẫm máu' trong dinh Thống Nhất


[size=large]Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), dự kiến Dinh Thống Nhất sẽ trưng bày những hiện vật rất bất ngờ gắn liền với lịch sử Dinh và lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước.[/size]
[size=large]Hơn 5.000 hiện vật quý[/size]


Dinh Độc Lập thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại 
 
[size=large][/size]
[size=large]Chiếc Mercedes được phục chế như nguyên bản.[/size]
[size=large][/size]
2 chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975
 
[size=large]Dinh Thống Nhất (trước giải phóng gọi là Dinh Độc Lập) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) đặc cách xếp hạng Di tích lịch sử-văn hoá đặc biệt của quốc gia từ giữa năm 1976. Năm 1962, Dinh được Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng lại trên nền cũ của Dinh Norodom với mong muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình. Do đó, mọi sự xếp đặt từ nội, ngoại thất đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và đặc tính của dân tộc Việt Nam.[/size]
 
[size=large]Dinh được xây dựng trên khuôn viên có diện tích 12ha được giới hạn bởi 4 trục đường chính. Tổng diện tích sử dụng của Dinh là 20.000m2, chia làm 95 phòng, mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của từng phòng. Riêng khu nhà chính hình chữ T có diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống chế độ Sài Gòn cũ, gồm có tầng hầm, tầng nền, 3 tầng lầu, 2 gác lửng và sân thượng. Sau năm 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.[/size]
[size=large]Dinh Thống Nhất có rất nhiều hiện vật, cổ vật qua các đời tổng thống dưới chế độ Sài Gòn cũ, nhưng mọi người đều thống nhất một điểm, chắc chắn có rất nhiều món quý hiếm đã được cúng tiến và lưu giữ trong Dinh, nhưng nhiều hiện vật bị mất mát, thất lạc. Mãi đến năm 1990, khi được phép mở cửa đón khách tham quan, sau gần 15 năm nỗ lực, Dinh đã sưu tầm gần 500 món đồ, nâng tổng số hiện vật lưu giữ trong Dinh lên hơn 5.000 món, Rồi đến năm 2002, 305 đồ gia dụng đặc biệt dùng trong các đại tiệc chiêu đãi nguyên thủ quốc gia cũng được đưa về Dinh.[/size]
[size=large]Theo một số cán bộ của Dinh, hiện tư liệu về cách bài trí, sắp xếp nội thất… của 95 phòng đã thất lạc. Những người biết rõ chi tiết nhờ từng sống và làm việc trong Dinh, phần đã ra nước ngoài, phần đã mất… nên công việc phục hồi lại nội thất rất khó khăn. Để xác định được nguồn gốc hiện vật, Dinh đã từng trưng bày chuyên đề một số hiện vật thuộc Dinh Độc Lập trước năm 1975 với 48 món. Xưa nhất là chiếc bình gốm thời Minh (Trung Quốc), bình khám hai quai thế kỷ 18 của Hàn Quốc, bình vôi Việt Nam màu men hoả biến… để thu thập ý kiến công chúng, nhưng vẫn chưa thấy hồi đáp, hoặc hồi đáp rất dè dặt.[/size]
[size=large]Cặp ngà voi đẫm máu[/size]
 
[size=large][/size]
[size=large]Cặp ngà voi với lai lịch… đẫm máu. Ảnh: T.G.[/size]
 
[size=large]Số phận chiếc xe Mercedes đặc biệt của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu nay đã về nằm ở tầng hầm của Dinh Thống Nhất không kém ly kỳ. Đây là chiếc xe được sản xuất dành cho nguyên thủ quốc gia, thân xe bằng thép đặc biệt, lắp kính chống đạn, nội thất sang trọng, màu trắng sữa. Sau năm 1975, khi tiếp quản Dinh, chiếc xe được đưa về Bộ tổng Tham mưu nhưng sau đó bỗng biến mất, không hề để lại một dấu tích gì.[/size]
[size=large]Mãi đến năm 1993, cán bộ của Dinh Thống Nhất mới phát hiện chiếc xe nằm ở Quân đoàn 1, tận Sơn Tây (lúc đó). Liên hệ với chỉ huy quân đoàn, chị Hằng (một cán bộ của Dinh) biết được chiếc xe này đã thanh lý và bán cho dân. Cuối cùng, chị Hằng thuyết phục được chỉ huy Quân đoàn 1 cho thu hồi chiếc xe. Dinh bỏ kinh phí ra phục chế, ra mắt công chúng tham quan vào dịp 30/4/1995. Hiện chiếc xe vẫn là hiện vật được tham quan, chụp ảnh nhiều nhất. Chiếc xe được giữ nguyên trạng với BKS VN-13-78.[/size]
[size=large]Riêng cặp ngà voi tuyệt đẹp, dài hơn 1,5m trưng bày giữa phòng khách đại sảnh, lại có một lai lịch vô cùng… đẫm máu. Theo lời kể của một nhân chứng thì để có được cặp ngà voi, có ít nhất 20 người dân vô tội đã bị sát hại trong rừng sâu Hạ Lào. Cặp ngà voi sau đó được đem về Huế và vào Dinh Độc Lập…[/size]
[size=large]Theo đó, đầu năm 1971, Tiểu đoàn 2 (ngụy quân), thuộc Trung đoàn 54, Sư đoàn 1 bộ binh, đóng tại Thừa Thiên - Huế nhận lệnh tập kết tại Khe Sanh, qua vùng Lao Bảo và tiến sang đất Lào. Một ngày, trung đội trinh sát do Trung úy Minh chỉ huy gặp một nhóm người dân tộc thiểu số đi ngược chiều, chừng hơn 20 người gồm toàn phụ nữ, cụ già và trẻ em, theo sau họ có con voi lớn. Voi có cặp ngà cong vút, dài non sải tay, rất uy nghi, ông Minh điện về ban chỉ huy tiểu đoàn nói về cặp ngà voi quý hiểm, sau đó một người ở tiểu đoàn đã hạ lệnh lấy bằng được cặp ngà voi, dù phải giết hết 20 người. Vậy là để có cặp ngà voi, 20 người vô tội đã bỏ mạng dưới họng súng của toán lính tàn bạo.[/size]
[size=large]Có được cặp ngà voi, nhưng tiểu đoàn 2 liên tục bị lọt vào vòng vây của bộ đội ta. Sau nhiều trận đánh, được tiếp viện và phải đổi nhiều sinh mạng, tiểu đoàn 2 mới được giải vây với thương vong nặng nề, cặp ngà voi được đưa về nhà một sĩ quan tên Thọ ở Huế.[/size]
[size=large]Năm sau (1973), Thọ lên Trung tá, được về làm tiểu khu phó tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang), quê vợ ông Thiệu. Ngày ra đi, Thọ đóng cặp ngà voi vào thùng, chuẩn bị tặng Tổng thống Thiệu để vừa đền ơn (cứu mạng), vừa muốn xa “chiến lợi phẩm” dính dáng tới quá nhiều cái chết. Vậy là cặp ngà voi vào Dinh Độc Lập.[/size]
 
[size=large]Một số bình gốm quý là hiện vật của di tích lịch sử văn hoá trong Dinh Độc Lập hiện đang trưng bày. Đây là những món quà của các nguyên thủ quốc gia, đã tặng hoặc là đồ cung tiến cho các đời tổng thống chế độ Sài Gòn. Ví dụ, cặp ché lớn không nắp được trang trí trong phòng Đại Yến (Lầu 1) được làm bằng gốm sứ men xanh trắng với đề tài chính “Văn Vương cầu Khương Thượng”. Ngoài ra, trên vành miệng, vai và đế ché còn có các hoa văn đối xứng như: lá trúc, lá đề, lá sen… cách điệu. Niên đại của nó được xác định vào khoảng đầu thế kỷ 20, sản xuất tại Trung Quốc, tình trạng còn tốt.[/size]
[size=large]Tiếp đến là cặp bình gốm cổ do nghệ nhân Việt Nam chế tác vào đầu thế kỷ 19 có màu xanh dương đậm vẽ nhũ vàng. Đề tài chính được thể hiện là “Tết Trung thu” với cảnh múa rồng, múa lân, đốt pháo, rước lồng đèn… Ngoài ra, còn một số hoa văn khác như: đường hồi văn, cánh sen cách điệu, mai-lan-cúc-trúc… trang trí ở vành miệng, vai và đế bình. Cặp bình đang trưng bày ở Phòng tiếp khách nước ngoài của Tổng thống tại lầu 2.[/size]
[size=large]Thêm nữa, cặp bình gốm men ngũ sắc, trang trí trong Phòng tiếp khách trong nước của Tổng thống tại tầng 2. Đề tài được thể hiện “Bát Tiên đến dự hội bàn đào”. Cặp bình này được xác định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 19, được sản xuất tại Trung Quốc, tình trạng còn rất đẹp; Cặp ché lớn có nắp được làm bằng gốm, men xanh trắng, cũng với đề tài chính “Văn Vương cầu Khương Thượng”. Trên nắp được vẽ hoa văn “Tiểu đồng cầm hoa sen”. Niên đại được xác định vào khoảng cuối thế kỷ 19, sản xuất tại Trung Quốc, hiện vật đang trưng bày tại Phong tiếp khách Phó Tổng thống tại lầu 2.[/size]
[size=large]Theo Giadinh.net[/size]

 
 
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)