[justify]
[/justify]
[justify]Trong thử nghiệm, các nhà thiên văn học đã mô phỏng một hệ thống sao đôi di chuyển quá gần một hố đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà. Họ phát hiện ra rằng lực hấp dẫn của hố đen hút một ngôi sao vào và nuốt chửng nó, trong khi ngôi sao còn lại bị văng ra với tốc độ rất lớn và có thể thoát khỏi dải thiên hà.[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Các hành tinh chạy trốn khỏi dải ngân hà được gọi là các sao Hypervelocity. Các ngôi sao này thường ở gần trung tâm thiên hà, nhưng có vận tốc rất lớn nên có thể thoát ra khỏi lực hấp dẫn của thiên hà. Ngôi sao Hypervelocity đầu tiên được phát hiện vào năm 2005 với vận tốc thoát khá chậm khoảng 2,5 triệu km/h.[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Nhà vật lí thiên văn Avi Loeb của Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard đã nói: "Các hành tinh chạy trốn này là đối tượng di chuyển nhanh nhất trong thiên hà của chúng ta. Nếu bạn ở trên một trong các hành tinh này thì đó sẽ là cuộc đua điên rồ từ trung tâm của thiên hà ra vũ trụ bao la".[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Với các công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện tại, rất khó để quan sát và phát hiện các ngôi sao Hypervelocity bởi chúng di chuyển rất nhanh. Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát gián tiếp thông qua hành tinh đồng hành với các ngôi sao Hypervelocity trước khi nó thoát ra khỏi thiên hà.[/justify]
[justify]Có thể trong tương lai, hệ Mặt trời của chúng ta cũng sẽ bị "ném" ra khỏi dải Ngân hà và lang thang trong khoảng không vô định giữa các thiên hà.[/justify]
Tham khảo Foxnews