[size=1][/size] |
[size=1]Com bướm ở khu vực Fukushima đột biến gene - có thêm râu kỳ lạ. Ảnh: BBC.[/size] |
Bằng phương pháp so sánh, nhóm nghiên cứu nhận thấy, con bướm ở khu vực có phóng xạ cánh nhỏ hơn nhiều và đôi mắt phát triển không đều.
BBC dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu - ông Joji Otaki, từ đại học Ryukyus, Okinawa nói: \"Người ta thường tin rằng côn trùng có khả năng cao trong việc chống lại chất phóng xạ, nhưng kết quả trên hoàn toàn khác, khiến chúng tôi rất ngạc nhiên\".
Nhóm của giáo sư Joji Otaki tiếp tục nghiên cứu bằng cách cho bướm giao phối với nhau trong phòng thí nghiệm cách Fukushina 1.750 km để không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Các thành viên nghiên cứu rất bất ngờ khi thấy ở thế hệ sau, bướm có thêm những chiếc râu kỳ lạ.
Sau tháng 6, họ lại một lần nữa thu thập bướm ở 10 điểm và thấy rằng, bướm thuộc khu vực Fukushima có tỷ lệ đột biến gấp đôi so với những con bắt được cũng trong vùng này ngay sau thảm họa.
Nguyên nhân theo chuyên gia là do chúng ăn phải thức ăn nhiễm phóng xạ cùng với những đột biến gene từ thế hệ trước. Chúng rất nhạy cảm với biến đổi môi trường. Màu sắc cánh của chúng có thể thay đổi để phản ứng với sự nóng lên của toàn cầu.
Nghiên cứu trên chứng tỏ, phóng xạ từ sự cố Fukushima vẫn còn ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài động vật, ngay khi phóng xạ đã phân rã trong môi trường tự nhiên.[/size][/size][/justify]
[size=1]Một con bướm bình thường. Ảnh: BBC.[/size] |