[size=2]Bệnh nhi C. nhập cấp cứu BV Nhi Đồng 2 vì đau bụng. Kết quả siêu âm cho thấy thận trái của bé có những viên sỏi dạng san hô. Ca mổ lấy sỏi thận kéo dài 120 phút, mất khoảng 50ml máu. [/size]
[size=2]Theo các bác sĩ Khoa Thận niệu - BV Nhi Đồng 2, sỏi san hô ở thận là dạng sỏi khó lấy vì các nhánh lấp đầy đài bể thận. Sỏi gây ứ nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng niệu, dẫn đến phá hủy dần nhu mô thận. Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng đau lưng hoặc phát hiện bệnh tình cờ qua khám sức khoẻ định kỳ. [/size]
[size=2]Sỏi thận dạng san hô thường hay gặp ở người lớn. Còn ở trẻ em, đây là dạng sỏi do rối loạn chuyển hoá. Trước đó, bé C. từng được phẫu thuật lấy sỏi ở bàng quang vào lúc 8 tháng tuổi tại một bệnh viện khác. [/size]
[size=2]Trong khi đó, ngày 14/8, BS. Nguyễn Minh Tiến - Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Nhi Đồng 1, cũng cho biết, các bác sĩ ở đây vừa cứu sống một trẻ nhũ nhi 45 ngày tuổi mắc một loại vi khuẩn thường gặp ở trẻ lớn, Chromobacterium violaceum. Vi khuẩn này khiến bệnh nhi bị nhiễm trùng máu nặng, và tạo ra nhiều ổ áp xe nhỏ rải rác ở gan và lách. Trẻ bị suy hô hấp; gan lách to…[/size]
[size=2]Trước đây, BV Nhi Đồng 1 cũng tiếp nhận một vài ca nhiễm Chromobacterium violaceum ở trẻ lớn. Theo BS. Tiến, vi khuẩn này thường sống trong đất đỏ bazan, như ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chromobacterium violaceum thường đột nhập cơ thể trẻ qua các vết trầy xước da, khi các cháu chạy chân trần trên đất. Chromobacterium violaceum gây ra những ố áp xe trên cơ, da với những tổn thương màu tím đặc trưng. [/size]
[size=2]Đây là ca đầu tiên nhiễm vi khuẩn này ở trẻ nhũ nhi. Ngay cả thế giới cũng ghi nhận được 1 ca nhiễm Chromobacterium violaceum ở trẻ nhũ nhi tại Ấn Độ. [/size]
- [*][size=2]H.Cát[/size]