[justify]“Trong vụ cướp nhà băng (được cho là ở Trung Quốc), một tên cướp hét lên: “Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!”[/justify]
[justify]Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.[/justify]
[justify]-> Điều này được gọi là: “Cách thức khai tâm – Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn”.[/justify]
[justify]
Ảnh minh họa
[/justify]
[justify]Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: “Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!”[/justify]
[justify]-> Điều này được gọi là “Hành xử chuyên nghiệp – Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!”.[/justify]
[justify]Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): “Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?”. Tên cướp già gằn giọng: “Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!”[/justify]
[justify]-> Điều này được gọi là: “Kinh nghiệm – Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở”.[/justify]
[justify]Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: “Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!”[/justify]
[justify]-> Điều này được gọi là: “Bơi theo dòng nước – Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi”.[/justify]
[justify]Người giám đốc tự nhủ: “Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!”[/justify]
[justify]-> Điều này được gọi là: “Hãy loại bỏ những điều khó chịu – Hạnh phúc là điều quan trọng nhất”.[/justify]
[justify]Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: “Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chúng chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!”[/justify]
[justify]-> Điều này giải thích tại sao: “Kiến thức thì giá trị như vàng”.[/justify]
[justify]Bài học lớn được rút ra qua câu chuyện này, là trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối. Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình”.[/justify]
[justify]
Những triết lý "để đời" từ một vụ cướp đang được chia sẻ trên nhiều trang Fanpage của Facebook.
[/justify]
[justify]Trên trang Fanpage của Facebook, câu chuyện này tới nay đã thu được gần 11.000 lượt “like”, 7.000 lượt chia sẻ cùng vô số bình luận khác nhau.[/justify]
[justify]Thành viên Hoàng Minh Quân bình luận: “Camera có lẽ đã ghi lại tất cả các hành động biển thủ của tên giám đốc và đồng bọn. Điều đó có nghĩa là: đừng có tưởng bở”.[/justify]
[justify]Thành viên Lee Teenh thắc mắc: “Bọn cướp cố sống cố chết trốn, “quan” cũng cố sống cố chết đổ thừa cướp. Cướp lỡ có bị bắt thì sao biết được chúng đã tiêu xài bao nhiêu? Tin ai? Giữa người quyền thế “uy tín” và kẻ “du côn” cướp bóc?[/justify]
[justify]“Ai cũng có lý và cơ hội riêng của mình. Chỉ là mình có biết tận dụng nó không. Trong cái rủi có cái may. Sai lầm của người này lại là cơ hội cho người khác. Nói chung đời không như người ta mơ ước” – thành viên Khôi Hói Hay chia sẻ.[/justify]
[justify]
Ảnh minh họa
[/justify]
[justify]Thành viên Đã Từng viết: “Đọc xong ngẫm nghĩ và tập trung vào điều mà bài viết muốn nói, vụ cướp chỉ là ví dụ để minh hoạ cho điều muốn chuyển đến người đọc thôi. Câu cuối cùng là điều quan trọng nhất, kiến thức giá trị hơn bất cứ thứ gì”.[/justify]
[justify]Trong khi đó, một số thành viên cho rằng, điều 3 là “Kinh nghiệm – Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở” có vẻ như mâu thuẫn với điều cuối “Kiến thức quý hơn vàng”. Nói chung đó chỉ là những bài học nhỏ trong bài học lớn mà thôi”.[/justify]
[justify]“Người học hành có bằng cấp nhưng sống trung thực cũng khó kiếm được 80 triệu (trừ những người giỏi thật sự hoặc gặp thời cơ), cho nên mới dẫn đến nhiều người muốn đi cướp. So với bài này thì thấy nên kết luận là: “Dùng vũ trang đi cướp không bằng dùng trí óc đi cướp” thì hợp lí hơn” – một thành viên khác bình luận.[/justify]