“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – Giám đốc Quản lý Chiến lược Tập đoàn FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa
CLMV là tên viết tắt của nhóm phụ trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Theo lộ trình, trong khi nhóm ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, thì các nước trong nhóm CLMV sẽ được trì hoãn việc áp dụng thuế suất 0% cho các sản phẩm của các nước ASEAN khác cho đến năm 2015, với một số linh hoạt vào năm 2018.
Việt Nam đã lỡ cơ hội vào Top 3 của ASEAN
“Việc một đồng chí nói rằng Việt Nam không thua kém Thái Lan, Philippines, Indonesia bao nhiêu là không đúng đâu” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết khi mở đầu cuộc nói chuyện của mình về thách thức hội nhập khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – cộng đồng sẽ thành lập vào cuối năm nay với sự bứt phá của nước láng giềng Thái Lan và chiến lược Thái Lan + 1 trong ngành công nghiệp ô tô.
Theo đó, Thái Lan tiếp tục là “cứ điểm Detroit” (bang tập trung của ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ). Những sản phẩm lâu nay Thái Lan vẫn làm, hoặc không còn lợi thế cạnh tranh cao hoặc đã lạc hậu tương đối so với nhu cầu mới thì sẽ chuyển sang Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar.
“Bao nhiêu năm mình nằm trong Trung Quốc +1, nhưng coi đó là cơ hội vì Trung Quốc là một quy mô quá lớn. Nhưng giờ là Thái Lan + 1, mình phải lo cạnh tranh với Lào, Campuchia, Myanmar để nhận được dòng đầu tư tạm gọi là từ Thái Lan” – bà Phạm Chi Lan quan ngại.
Thực tế này, cách đây 20 năm, không ai ngờ tới.
“Khi Việt Nam tham gia WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) năm 2006, đã có 1 loạt các cuộc trao đổi với một số bạn ở các nước ASEAN và một số nước khác. Các bạn rất kỳ vọng với WTO, Việt Nam sẽ vượt lên và gia nhập ASEAN 6. Việt Nam có khả năng vượt lên Philippines, Brunei (với thu nhập đầu người khi ấy rất cao)” – bà Phạm Chi Lan kể lại.
“Việt Nam sẽ trở thành nước thứ 5 trong ASEAN và trong tương lai Việt Nam có thể nằm trong Top 3. Họ kỳ vọng: Nếu ASEAN cần đầu tàu thì không nước nào làm nổi, nhưng 3 nền kinh tế hợp tác với nhau để dẫn dắt thì ASEAN sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều”.
“Tháng 7/1995, chúng ta tham gia ASEAN, trở thành thành viên thứ 7. Cũng tháng 7 năm đó, chúng ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việt Nam lần đầu tiên ký được hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU… Sau 20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam nhìn thì dường như là hội nhập, nhưng khoảng cách với các nước khác lại xa ra”.
“Năm 2015 đánh dấu mốc 20 năm, đánh dấu 1 thời kỳ chúng ta có thể đi 1 bước xa trong những năm tới. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tiến xa. Nếu không, lịch sử 20 năm trước sẽ lặp lại. Với AEC, mối lo Việt Nam sẽ tiếp tục ở trong nhóm lạc hậu là thách thức rất lớn”.
Không nắm bắt được “quyền năng Châu Á”, Việt Nam sẽ phải chạy đua với Châu Phi
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á?” - ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT – cho biết.
Minh chứng cho lập luận của mình, ông Hòa đã lấy 2 ví dụ.
Một là, từ giữa năm 2005, Lenovo – một tập đoàn của Trung Quốc đã gây rúng động giới công nghệ khi mua lại thành công bộ phận máy tính cá nhân của hãng máy tính lừng danh Mỹ IBM (đang kinh doanh thua lỗ). Tập đoàn Trung Quốc này đã không ngừng thâu tóm các “bậc lão thành” trong giới công nghệ như Motorola Mobility của gã khổng lồ Google hay mua đứt mảng kinh doanh máy chủ của IBM hồi năm ngoái.
Hai là, Trường đại học Quản trị kinh doanh quốc tế Châu Âu- Trung quốc (CEIBS) - một trường ở Trung Quốc chuyên đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) cho các Tổng Giám đốc (CEO) ở khu vực cũng đã gây bất ngờ khi trở thành 1 trong 2 trường Đại học bán lại các Case Study (Bài tập nghiên cứu tình huống) cho Đại học Harvard (Mỹ).
Trước đó, CEIBS thường xuyên phải mua case study từ Harvard. “Điều thú vị là các Case Study của Harvard 10 năm gần đây đều là các trường hợp ở Châu Á. Sau một thời gian dạy thử, Harvard bán lại Case đó cho các trường hạng 2, 3” – ThS Hòa thuật lại câu chuyện của Rolf Cremer - Hiệu trưởng CEIBS.
Sau khi phát hiện sự việc đó, tự CEIBS đã viết Case, và trở thành trường bán lại Case cho Harvard.
“Khi các bạn biết cuộc chơi và dòng tiền thay đổi. Nếu định hướng các bạn đúng, các bạn có thể đánh đổi được” – Ths Hòa phân tích.
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á? Nếu các bạn không bắt kịp, 20-30 năm nữa, sẽ dịch chuyển đến các vùng đất mới hơn, nghèo hơn chúng ta như Châu Phi…”
“Chúng tôi đang làm một dự án và đến năm 2035, nếu Việt Nam không làm được một số chuyện sẽ phải gia nhập với nhóm ở châu Phi”.
“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – ThS Hòa than thở.
Theo lộ trình, trong khi nhóm ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, thì các nước trong nhóm CLMV sẽ được trì hoãn việc áp dụng thuế suất 0% cho các sản phẩm của các nước ASEAN khác cho đến năm 2015, với một số linh hoạt vào năm 2018.
Việt Nam đã lỡ cơ hội vào Top 3 của ASEAN
“Việc một đồng chí nói rằng Việt Nam không thua kém Thái Lan, Philippines, Indonesia bao nhiêu là không đúng đâu” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết khi mở đầu cuộc nói chuyện của mình về thách thức hội nhập khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – cộng đồng sẽ thành lập vào cuối năm nay với sự bứt phá của nước láng giềng Thái Lan và chiến lược Thái Lan + 1 trong ngành công nghiệp ô tô.
Theo đó, Thái Lan tiếp tục là “cứ điểm Detroit” (bang tập trung của ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ). Những sản phẩm lâu nay Thái Lan vẫn làm, hoặc không còn lợi thế cạnh tranh cao hoặc đã lạc hậu tương đối so với nhu cầu mới thì sẽ chuyển sang Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar.
“Bao nhiêu năm mình nằm trong Trung Quốc +1, nhưng coi đó là cơ hội vì Trung Quốc là một quy mô quá lớn. Nhưng giờ là Thái Lan + 1, mình phải lo cạnh tranh với Lào, Campuchia, Myanmar để nhận được dòng đầu tư tạm gọi là từ Thái Lan” – bà Phạm Chi Lan quan ngại.
Thực tế này, cách đây 20 năm, không ai ngờ tới.
“Khi Việt Nam tham gia WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) năm 2006, đã có 1 loạt các cuộc trao đổi với một số bạn ở các nước ASEAN và một số nước khác. Các bạn rất kỳ vọng với WTO, Việt Nam sẽ vượt lên và gia nhập ASEAN 6. Việt Nam có khả năng vượt lên Philippines, Brunei (với thu nhập đầu người khi ấy rất cao)” – bà Phạm Chi Lan kể lại.
“Việt Nam sẽ trở thành nước thứ 5 trong ASEAN và trong tương lai Việt Nam có thể nằm trong Top 3. Họ kỳ vọng: Nếu ASEAN cần đầu tàu thì không nước nào làm nổi, nhưng 3 nền kinh tế hợp tác với nhau để dẫn dắt thì ASEAN sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều”.
“Tháng 7/1995, chúng ta tham gia ASEAN, trở thành thành viên thứ 7. Cũng tháng 7 năm đó, chúng ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việt Nam lần đầu tiên ký được hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU… Sau 20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam nhìn thì dường như là hội nhập, nhưng khoảng cách với các nước khác lại xa ra”.
“Năm 2015 đánh dấu mốc 20 năm, đánh dấu 1 thời kỳ chúng ta có thể đi 1 bước xa trong những năm tới. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tiến xa. Nếu không, lịch sử 20 năm trước sẽ lặp lại. Với AEC, mối lo Việt Nam sẽ tiếp tục ở trong nhóm lạc hậu là thách thức rất lớn”.
Không nắm bắt được “quyền năng Châu Á”, Việt Nam sẽ phải chạy đua với Châu Phi
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á?” - ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT – cho biết.
Minh chứng cho lập luận của mình, ông Hòa đã lấy 2 ví dụ.
Một là, từ giữa năm 2005, Lenovo – một tập đoàn của Trung Quốc đã gây rúng động giới công nghệ khi mua lại thành công bộ phận máy tính cá nhân của hãng máy tính lừng danh Mỹ IBM (đang kinh doanh thua lỗ). Tập đoàn Trung Quốc này đã không ngừng thâu tóm các “bậc lão thành” trong giới công nghệ như Motorola Mobility của gã khổng lồ Google hay mua đứt mảng kinh doanh máy chủ của IBM hồi năm ngoái.
Hai là, Trường đại học Quản trị kinh doanh quốc tế Châu Âu- Trung quốc (CEIBS) - một trường ở Trung Quốc chuyên đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) cho các Tổng Giám đốc (CEO) ở khu vực cũng đã gây bất ngờ khi trở thành 1 trong 2 trường Đại học bán lại các Case Study (Bài tập nghiên cứu tình huống) cho Đại học Harvard (Mỹ).
Trước đó, CEIBS thường xuyên phải mua case study từ Harvard. “Điều thú vị là các Case Study của Harvard 10 năm gần đây đều là các trường hợp ở Châu Á. Sau một thời gian dạy thử, Harvard bán lại Case đó cho các trường hạng 2, 3” – ThS Hòa thuật lại câu chuyện của Rolf Cremer - Hiệu trưởng CEIBS.
Sau khi phát hiện sự việc đó, tự CEIBS đã viết Case, và trở thành trường bán lại Case cho Harvard.
“Khi các bạn biết cuộc chơi và dòng tiền thay đổi. Nếu định hướng các bạn đúng, các bạn có thể đánh đổi được” – Ths Hòa phân tích.
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á? Nếu các bạn không bắt kịp, 20-30 năm nữa, sẽ dịch chuyển đến các vùng đất mới hơn, nghèo hơn chúng ta như Châu Phi…”
“Chúng tôi đang làm một dự án và đến năm 2035, nếu Việt Nam không làm được một số chuyện sẽ phải gia nhập với nhóm ở châu Phi”.
“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – ThS Hòa than thở.