Môn khác - thể thao cười 2012-08-04 17:37:59

Thư Olympic: Hành xác, khổ luyện hay xung đột Tây - Tàu?


(BongDa168.com) - Tại Olympic Bắc Kinh 2008 đoàn thể thao Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để giành vị trí số 1 và ở London năm nay, vẫn cứ là cuộc đua song mã giữa 2 quốc gia số một về thể thao khi bỏ xa các quốc gia còn lại trên bảng tổng sắp huy chương. Nếu như 4 năm trước nhiều người Mỹ cho rằng việc Trung Quốc giành vị trí nhất toàn đoàn là có được lợi thế trên sân nhà thì giờ đây người Mỹ đã phải thừa nhận rằng Trung Quốc là đối thủ thực sự. Mãi đến hôm qua, một phần nhờ những tấm huy chương trên đường đua xanh của VĐV vĩ đại nhất lịch sử Olympic Michael Phelps, Mỹ đã san lấp khoảng cách với Trung Quốc.



Ye Shiwen, 16 tuổi, lập nhiều kỷ lục thế giới nhờ khổ luyện từ nhỏ?


Thời gian gần đây, các vận động viên Trung Quốc là những người bị “soi” nhiều nhất. Truyền thông tung ra loạt ảnh về những cô bé cậu bé Trung Quốc phải sống xa gia đình từ khi 4-5 tuổi và tập luyện trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt cho mục tiêu Olympic hay scandal “cố tình thua” của đội cầu lông Trung Quốc. Nhiều người cho rằng đoàn thể thao Trung Quốc đã đến Olympic không với tinh thần của những nhà thể thao chân chính.

Một người đàn ông sau khi xem những tấm ảnh tập luyện của các cô bé cậu bé Trung Quốc đã phải thốt lên: “Đây không phải là thể thao mà là một sự hành xác. Nó trông giống như một trại lính hơn là trường học. Không có tấm huy chương nào trên đời này đáng giá để phải đánh đổi bằng sự đau đớn và nước mắt của những đứa trẻ”.

Một phụ nữ Anh mang theo cô con gái nhỏ thậm chí còn không dám xem nốt những bức ảnh tiếp theo nói với tôi: “Tôi không thể tưởng tượng nổi nếu đó là những đứa con của tôi. Những đứa trẻ này đã bị cướp mất tuổi thơ. Thật không công bằng khi chúng không được lớn lên như những trẻ em khác bên cha mẹ”.

Một bà mẹ có con cũng là vận động viên thể dục dụng cụ cho biết: "Đó là một sự lạm dụng trẻ em. Con gái tôi cũng tập luyện với những huấn luyện viên người Nga nhưng không bao giờ có những điều như trong những bức ảnh này".

Nhưng không phải tất cả đều có cùng suy nghĩ. Một người cựu vận động viên xe đạp nói với tôi: “Tôi cũng đã từng thi đấu thể thao. Giống như những tấm hình kia thì quả thực quá đáng. Nhưng cần biết rằng, bạn sẽ không bao giờ trở thành nhà vô địch nếu như không có sự khổ luyện”. Trong khi một người khác thì cho rằng: “Báo chí phương Tây luôn chống lại chúng tôi, những điều như thế không chỉ diễn ra ở Trung Quốc mà ở khắp mọi nơi. Tại sao họ không đưa những bức ảnh về những đứa trẻ người Mỹ hay chính của người Anh?”.

Nhiều người thì cho rằng Trung Quốc đang bị cô lập ở Olympic lần này. Việc vận động viên bơi lội Ye Shiwen lập kỉ lục Olympic khi mới 16 tuổi ngay lập tức bị nghi ngờ có dính dáng đến việc sử dụng doping đã làm nhiều người hâm mộ Trung Quốc tức giận. Một trong số đó, vốn sống nhiều năm ở Anh cảm thấy bức xúc: “Họ đang cố tình làm xấu hình ảnh Trung Quốc. Sẽ không có gì xảy ra nếu như Trung Quốc không chiến thắng họ hết lần này đến lần khác. Khổ luyện để giành chiến thắng là văn hóa của chúng tôi. Việc tập luyện đó cũng giống như những hòa thượng thiếu lâm gian khổ luyện võ thuật mà nhiều người phương Tây đã biết từ lâu”. Nhiều người Anh cũng đồng quan điểm khi cho rằng: “Sẽ chẳng có vấn đề gì to tát nếu đó là một người Mỹ, nhưng cô ấy lại là một người Trung Quốc.”

Bất chấp những chỉ trích và nghi ngờ đang nhắm vào mình, những vận động viên Trung Quốc vẫn đang liên tiếp gặt hái những thành công ở Olympic lần này. Olympic không chỉ là nơi tranh tài của những vận động viên hàng đầu mà còn là nơi xung động giữa những triết lý văn hóa khác biệt Đông Tây.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)