Chuyện lạ
2013-09-25 16:03:09
Theo Chân Thợ Săn Đi Bẫy Rắn Độc
Nhiều nông dân bỏ nghề nông chuyển sang nghề bẫy rắn "độc". Tuy kiếm tiền triệu dễ dàng nhưng chỉ cần sơ sẩy, người bẫy rắn có thể mất mạng.Một ngày chỉ cần bẫy được một con rắn "độc" khoảng 1kg là có thể kiếm được tiền triệu nên tại Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định… khá nhiều nông dân bỏ làm ruộng, bỏ nghề chuyển học nghề bẫy, nuôi rắn độc để phục vụ những người có nhu cầu.Ngày nào cũng vậy, anh Nguyễn Khắc Hiên - một nông dân xóm 10 (Kim Bảng, Hà Nam) lại đi tới những nơi ẩm ướt, bụi rậm, khu nhiều cây nhưng vắng người qua lại để đặt bẫy rắn. Đồ nghề anh mang theo gồm một rọ sắt để bẫy rắn, một thanh sắt, một túi vải và mồi nhử là vài con cóc.Video: Cận cảnh bẫy rắn Địa điểm đặt bẫy rắn thường là những bụi cây rậm rạp, ít người qua lại Một chú hổ mang chì đã nằm gọn trong rọ sắtSau một ngày đặt bẫy, anh Hiên quay lại, một chú hổ mang chì dính bẫy nằm gọn trong rọ sắt. Chiếc bẫy rắn rất đơn giản, chỉ gồm một hom tre gắn vào rọ sắt. Rắn chui vào hom tre để ăn mồi nhử là sẽ sập bẫy . Cận thận tháo rọ sắt để bắt rắn… Sau đó, anh đưa cả rọ sắt vào túi vải. Vì loài rắn thường thấy bóng tối là chui vào, nên không khó khăn để chú rắn ngoan ngoãn chui vào trong túi.Việc đưa rắn ra khỏi rọ cũng phải hết sức cẩn thận vì chỉ cần sơ sảy là mất mạng như chơi. Anh Hiên cho biết " Những loại rắn như hổ mang chì, cạp nong rất độc nên phải hết sức cẩn thận, những người có kinh nghiệm còn bị tai nạn. Rắn bắt được ở ngoài tự nhiên thường có giá trị cao hơn rắn nuôi. Với khách, rắn càng độc càng tốt." Cẩn thận từng thao tác khi đưa rắn vào túiĐể không bị rắn cắn hay chạy mất, người bắt rắn phải lấy tay tóm cổ (sát đầu rắn), tay còn lại cầm đuôi đút vào túi và buộc đầu túi lại. " Với các loại rắn độc như hổ đất, cạp nia khi bắt được phải cà răng chúng cho nhẵn rồi mới bỏ vào túi vải ", anh Hiên cho biết.Sau khi chuyển con rắn từ rọ vào túi an toàn, anh Hiên tiếp tục bỏ 1, 2 con cóc vào trong rọ làm mồi rồi đặt bẫy vào chỗ cũ, hôm sau quay lại xem có con nào dính bẫy tiếp không. Cóc được chọn làm mồi nhử. Cóc mồi phải sống và không to quá. Đặt rọ sát bờ tường và bụi cây vì ở đây có nhiều hang rắn Những người có kinh nghiệm có thể nhận biết được vết rắn bò qua để đặt bẫy vào đóTheo anh Hiên, thời điểm bẫy rắn tốt nhất là khoảng tháng 3, tháng 4 trong năm vì đây là mùa sinh sản, rắn thường đi tìm mồi. Thời điểm đó, dễ bẫy được rắn lớn, nặng trên 1kg, bán rất được giá. Còn những con nhỏ, dân bẫy rắn đem về nuôi, khi đủ cân, đủ lạng, có khách mua là bán. Anh Hiên khoe con rắn hổ mang phì vừa bẫy được Chú rắn này trọng lượng khoảng 1,2kg, dài gần 1m Khi có khách đến mua, anh Hiên cho rắn vào một túi lưới để khách xem. Cuộc mua bán diễn ra nhanh chóng, anh Hiên bán được con rắn này với giá 1 triệu đồng.Theo anh Hiên, bẫy rắn một ngày, anh có thể kiếm được cả triệu đồng nhưng làm nghề này rất nguy hiểm. "Không phải lúc nào cũng bẫy được, có khi mấy ngày không bẫy được con nào. Rất tốn thời gian và tiền xăng xe. Nghề này khi đã dấn thân là chấp nhận mạo hiểm, chỉ cần lơ là một chút là mất mạng như chơi. Nếu không biết cách chữa có thể phải cắt chân, tay để bảo toàn tính mạng" - thợ bẫy rắn này cho hay.Việc bẫy, bắt rắn ngoài tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chinh vì vậy những người làm nghề bẫy rắn thường kiêm luôn việc học cách ấp trứng rắn, nuôi chúng từ khi còn nhỏ nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Trứng rắn được ấp trong một thùng đựng đất. Sau khoảng 2 tháng, trứng nở ra rắn con. Sau khoảng 2,3 năm người nuôi có thể bán rắn cho khách mà không phải đi bẫy. Tuy nhiên rắn nuôi không được giá cao như rắn bẫy ngoài tự nhiên.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ
Chủ đề cùng mục