[justify]Azad Singh, bị chứng rối loạn hooc môn hiếm gặp, chỉ nặng gần 13kg và cao 91cm. Anh chỉ mặc vừa quần áo của bé trai 7 tuổi.[/justify]
[justify] [/justify]
Azad đứng trên một chiếc bàn để giảng bài
[justify]Học sinh của anh tại trường nữ sinh ở Haryana, Ấn Độ gọi anh bằng cái tên thân mật “Chotu”, nghĩa là "quý ông bé nhỏ".
Azad kiếm được 10.000 rúp mỗi tháng (gần 4 triệu đồng) từ việc dạy tin học. Anh nói: “Tôi không quan tâm việc mình kiếm được bao nhiêu tiền mà điều quan trọng là được làm công việc mà tôi thích. Mọi người từng đối xử khác lạ với tôi nhưng giờ đây tôi đã có một công việc và được kính trọng”.[/justify]
[justify] [/justify]
Học sinh của Azad, 12 tuổi nhưng cao vọt hơn cả thầy giáo của mình
[justify]Azed đã ngừng phát triển chiều cao từ lúc 5 tuổi nhưng cha mẹ không đủ tiền để chạy chữa cho anh. Ở trường học, anh bị bạn bè bắt nạt và nhạo báng rằng đáng nhẽ ra anh phải bị bắt cóc tới đoàn xiếc, đến nỗi anh xấu hổ phải bỏ học. Anh chia sẻ: “Những lời trêu chọc đã trở thành động lực giúp tôi phấn đấu.”[/justify]
[justify] [/justify]
Azad dạy môn tin học ở trường cấp hai.
[justify]Em gái của Azad, Laxmi, 19 tuổi cũng bị mắc chứng rối loạn tương tự. Anh còn một em gái nữa tên là Suman, 15 tuổi, đang theo học tại một trường cấp hai ở Gurgaon, Badshahpur.[/justify]
[justify] [/justify]
Em gái của Azad cho anh đi nhờ tới trường
[justify]Suman cùng anh trai đi tới trường mỗi ngày. Cô cho biết:“Tôi rất tự hào về anh mình”. Mẹ anh, bà Parvati nói: “Cuối cùng thì nó cũng tìm được niềm vui cho mình”.[/justify]
[justify] [/justify]
Azad và mẹ