Những phương thức học tập mới được kỳ vọng sẽ thay thế hiệu quả dần cách học truyền thống
Liên tục trong nhiều năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi, chuyển biến đáng kể theo chiều hướng tích cực, trong đó phải kể đến sức mạnh của công nghệ, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, giúp các em học sinh tiếp cận với công nghệ sớm.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã và đang phát triển những mô hình giáo dục hiện đại và mới mẻ, nhằm hỗ trợ các phương pháp dạy và học truyền thống, đảm bảo tối ưu hoá hiệu quả đào tạo, truyền cảm hứng và kích thích tố chất của các em học sinh.
Việt Nam cũng đang là một trong những quốc gia có tới 50% dân số trẻ với độ tuổi từ 15-64. Đây là độ tuổi trẻ có khả năng sẵn sàng tiếp nhận những phương thức học tập mới một cách nhanh chóng để nâng cao chất lượng kiến thức bản thân. Việc xây dựng những môi trường học tập chủ động, hiện đại và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội là một trong những yếu tố hàng đầu để xây dựng và đổi mới giáo dục.
Theo nhiều báo cáo khảo sát nghiên cứu thị trường, tổng chi tiêu cho giáo dục của người Việt chiếm đến 47% tổng chi tiêu trong gia đình họ. Có thể nói, người Việt chi tiền không tiếc tay cho giáo dục là bởi nhiều người Việt cho rằng giáo dục là chìa khóa để giúp họ và gia đình sẽ giải quyết những khó khăn của nền kinh tế. Đây được coi là thông số “vàng” với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó, Việt Nam đang là quốc gia có lợi thế rất lớn khi nhiều nhà đầu tư có tiếng về giáo dục tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đang dần tiếp cận và khai phá thị trường mang lại thêm nhiều phương thức chất lượng và phù hợp với người học. Cơ hội để các Tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác phát triển và cho ra đời những sản phẩm hữu ích dành riêng cho người Việt là hoàn toàn rộng mở.
Có thể kể qua ví dụ tiêu biểu như Tập đoàn giáo dục hàng đầu Hàn Quốc là Chungdahm Learning đã quyết định đầu tư 10 triệu USD để cùng Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup (Egroup) hợp tác phát triển đưa vào ứng dụng công nghệ phục vụ giáo dục.
Việc hợp tác này kỳ vọng mang lại cho trẻ em Việt Nam từ 6-14 tuổi cơ hội tiếp cận với phương pháp giáo dục phù hợp với đặc trưng của trẻ em châu Á cùng mục tiêu biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, sau tiếng mẹ đẻ.
Egroup thu hút đầu tư 10 triệu USD từ đối tác Hàn Quốc
để phát triển tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam
Từ đó, một số mô hình giáo dục hiệu quả đã và đang vận hành và gặt hái nhiều thành công như hệ thống trung tâm tiếng Anh kiểu mới Apax English nổi lên trong thời gian qua như một hiện tượng với hàng chục trung tâm tại khắp các tỉnh thành cả nước. Có thể thấy rõ nhu cầu các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm tới các phương pháp học hiệu quả là rất lớn.
Ngoài ra, mới đây SK Telecom đã ký hợp tác chiến lược với một đơn vị giáo dục trong nước để đưa robot thông minh vào Việt Nam với mục đích dạy trẻ em học lập trình trong năm 2017 cùng kỳ vọng những sản phẩm giáo dục mới trên không chỉ mang đến một phương pháp học mới cho các em học sinh, mà còn kích thích các em chủ động khám phá, bồi dưỡng và phát triển những tiềm năng mới, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
SK Telecom đưa mô hình Robot vào Việt Nam giúp trẻ em háo hức học tập
Có thể thấy, việc doanh nghiệp Việt kết hợp với các đầu tư nước ngoài đã bước đầu cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nâng tầm nền giáo dục Việt Nam theo xu hướng chất lượng, phù hợp với thị trường và nhu cầu của thị trường. Tuy vậy, muốn đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư rất cần sự ưu tiên, quan tâm phát triển từ chính sách của nhà nước, tạo môi trường cho các doanh nghiệp đầu tư bền vững vào giáo dục hiện đại.