Phim ảnh 2009-04-08 23:10:00

Nóng hay không phụ thuộc vào quan niệm từng người


(TT&VH Cuối tuần) - Vở bị Hội đồng thẩm định cắt bớt cảnh, và nhất lại là cảnh "nóng" tâm đắc, đạo diễn nào chẳng của đau con xót. Dù vậy, Hội đồng thẩm định, hay đạo diễn, bên nào cũng có cái lý của riêng mình. TT&VH Cuối tuần đã gặp đạo diễn và diễn viên vở Lùng người trong mộng
, vở đã từng bị cắt vài cảnh vì quá "nóng" để nghe quan điểm của họ.


>> Bài 1: Bạo tay để hấp dẫn hay dung tục?
>> Bài 2: Nghệ sĩ chân chính phải biết tư duy liều lượng

Đạo diễn Vũ Minh: Nóng hay không phụ thuộc vào quan niệm từng người

* Có ý kiến cho rằng trong các vở kịch anh dàn dựng cho sân khấu Idecaf gần đây có xuất hiện những cảnh mang yếu tố câu khách, anh thấy ý kiến đó thế nào?

- Dựng vở, tôi làm theo suy nghĩ, cảm nhận của mình khi đọc kịch bản và muốn thể hiện hết nội dung, chủ đề tư tưởng, mục đích cụ thể của từng lớp diễn, từng phân cảnh… để làm bật được ý đồ chính của kịch bản. Tôi, cũng như những người làm sân khấu khác, không dại gì đưa những cái bậy bạ lên sân khấu, vì như thế chưa chắc đã được duyệt. Mặt khác, nói là “cảnh nóng” thì phải đặt vấn đề “theo bạn (anh, chị), thế nào là cảnh nóng?”. Có người rất dễ nhưng có người lại rất khó khăn trong chuyện này, ví dụ với người khó tính, nếu chỉ thấy hôn môi trên sân khấu là đã nói “sao kỳ quá”. Nói chung người Việt mình vẫn chưa quen nhìn những cảnh như vậy trên sân khấu. Tôi cho rằng những gì tôi làm không hề là câu khách vì nếu kịch bản không hay, diễn viên không giỏi, tôi làm việc không nghiêm túc thì cảnh có nóng đến mấy, người ta cũng không coi.


Một cảnh trong vở Lùng người trong mộng

*Anh nói gì về nhận xét về vở kịch Lùng người trong mộng rằng: “Khen Lê Hoàng có kịch bản đầy ắp ý nghĩa ẩn dụ nhưng chê ngôn ngữ sân khấu để chuyển tải nội dung đó”?

- Người Việt Nam rất thích được tiếp cận với những cái mới mẻ nhưng khi tiếp cận với những cái mới quá thì họ lại bị chưng hửng. Hồi nào tới giờ, chúng ta quen với những vở kịch có trình thức a-b-c-d, đến khi lần đầu xem những vở không như vậy họ thấy sốc, thấy khó hiểu. Nhưng nếu bình tĩnh coi lại lần thứ hai, họ sẽ hiểu được những gì đạo diễn và diễn viên muốn gửi gắm. Kịch của Lê Hoàng rất nhiều ẩn ý, phải chú tâm, có sự tinh tế, cảm thụ sâu sắc mới có thể hiểu hết được. Bản dựng của tôi là hoàn toàn dựa trên kịch bản của Lê Hoàng, nhưng có vẻ nhiều khi trên bản dựng của tôi, thông tin, sự kiện đến nhiều quá, khán giả chưa kịp nắm bắt cái này thì đã sang tình huống mới, điều này khiến họ hoang mang, chưa nhìn nhận kịp. Đó là do cảm nhận riêng. Tôi sẽ tiếp thu và điểu chỉnh nếu thấy đúng.
Diễn viên Lê Khánh: Sân khấu phải thay đổi

* Chị nghĩ thế nào khi những vở kịch mình tham gia gần đây (Sát thủ hai mảnh, Lùng người trong mộng) bị đánh giá là dễ dãi, thiếu tính nghệ thuật?

- Tôi thấy những ý kiến đánh giá đó là phiến diện, chỉ của một vài cá nhân. Những vở kịch của chúng tôi hiện nay đều đang sốt vé. Và khán giả của Idecaf đều là những khán giả rất khó tính, họ sẽ không xem những vở kịch dễ dãi, thiếu tính nghệ thuật. Tất cả những điều đó đủ để khẳng định rằng kịch Idecaf không dễ dãi, rất nghệ thuật, không hề đưa cảnh nóng lên sân khấu để câu khách. Sở dĩ có những cảnh nóng đó là do nội dung yêu cầu, bắt buộc phải có những cảnh đó mới nêu được đề tài của vở diễn.



* Nhưng tôi được biết rằng sau khi phúc khảo vở Sát thủ hai mảnh, hội đồng nghệ thuật đã yêu cầu Idecaf phải cắt bớt một số cảnh bạo lực và những hình ảnh quá tươi mát. Còn một số khán giả dự buổi phúc khảo đó thì cho rằng có một số đoạn thoại không được chuẩn theo khuôn mẫu của sân khấu.

- Tôi nghĩ xã hội ngày càng thay đổi, càng tiến bộ, phát triển hơn. Không riêng gì kịch mà nhiều bộ môn nghệ thuật khác cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển đó, do vậy mà tính ước lệ của sân khấu cũng phải thay đổi. Và tôi nghĩ sự thay đổi đó là bình thường. Sát thủ hai mảnh là một vở kịch giả tưởng nhưng mang tính xã hội rất cao, và bản thân thể loại kịch giả tưởng đã mang tính ước lệ rồi. Vì vậy, khi dựng vở này, chúng tôi cũng được các tác giả trao đổi rằng phải diễn sao cho càng đời thường càng tốt để mang đến cho khán giả sự gần gũi, để khán giả cảm được. Những đoạn thoại mà khán giả cho rằng trần tục quá là do cảm nhận của cá nhân họ vì chúng tôi thấy rằng thoại luôn phù hợp với tính cách nhân vật.

Ngọc Tú và Anh Thi (thực hiện)

Bài 4: NSƯT Hồng Vân: Sáng suốt dung hòa giữa nghệ thuật và doanh thu
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)