Tin tức - pháp luật 2013-05-21 01:55:24

Những thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể người


[size=6]Lịch sử ghi nhận những trường hợp thí nghiệm khoa học ghê rợn trên cơ thể người.[/size]
 
Mục đích của khoa học là tìm ra nhiều phương pháp có ích phục vụ cuộc sống của con người. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng nhiều nhà khoa học đã sử dụng con người để thực hiện các thí nghiệm đáng sợ. Khi đó, khoa học sẽ trở thành tội ác và nhà khoa học là những người thực hiện và tiếp tay cho tội ác chống lại loài người. 
 
Cùng điểm lại một vài thí nghiệm đáng sợ được áp dụng trên con người dưới đây.
 
1. Nghiên cứu bệnh giang mai Tuskegee
 
Năm 1930, Cơ quan Dịch vụ Y tế Mỹ tiến hành một nghiên cứu về bệnh giang mai - căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Chiến dịch này được quảng bá rộng rãi và hứa hẹn "điều trị đặc biệt" cho những ai có triệu chứng mắc giang mai. 


Thử nghiệm bệnh giang mai trên tình nguyện viên da màu.

 


 

Khoảng 400 người da đen Mỹ gốc Phi nghèo đã được ứng tuyển để tiến hành thí nghiệm. Những người này cảm thấy vui sướng vì được chữa bệnh miễn phí mà không hề hay biết mình đã bị nhiễm bệnh giang mai một cách bí mật.
 

 

Trong cuộc thử nghiệm kéo dài 40 năm, bắt đầu từ năm 1932 - 1972, các bác sỹ không chữa trị cho những người bị bệnh giang mai mà chỉ quan sát xem bệnh này phát triển như thế nào. 
 
Những người này không bao giờ được thông báo hay chữa trị căn bệnh lây nhiễm mà chỉ nhận được bữa ăn miễn phí và bảo hiểm chôn cất.
 

 

Đến cuối nghiên cứu, chỉ có 74 người trong tổng số các đối tượng tham gia thử nghiệm còn sống. Trong số gần 400 ứng viên tham gia thí nghiệm, có 28 người đàn ông đã chết bởi bệnh giang mai, 100 người chết vì lây nhiễm các biến chứng liên quan. Ngoài ra, 40 người vợ của nạn nhân bị nhiễm bệnh và 19 trẻ em đã được sinh ra với bệnh giang mai bẩm sinh.

 
2. Dự án Mk-Ultra
 
Dự án Mk-Ultra là cuộc thí nghiệm được thực hiện trên cơ thể con người do CIA tiến hành vào giai đoạn thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960. Những nạn nhân bị tiêm các loại thuốc như ma túy mạnh gây ra ảo giác (LSD), thuốc an thần, liệu pháp thôi miên, tác nhân sinh học và phóng xạ.




Thuốc được tiêm cho cả người của CIA, bác sĩ, quân nhân, y tá, nhân viên chính phủ, gái mại dâm, bệnh nhân tâm thần, tù nhân và cả những người bình thường. 
 
Mục đích của dự án Mk-Ultra này là khống chế và khai thác tù nhân chiến tranh, đồng thời tạo ra đội quân lính Mỹ “bằng thép”, không có cảm giác sợ hãi trên chiến trường, chấp hành mọi mệnh lệnh và không biết đầu hàng dù bị tra tấn hoặc mua chuộc bằng tiền. 
 

 

Dự án do CIA điều hành nên mọi việc được giữ kín, từ khâu chi tiền, chọn đối tượng đều được ngụy trang bằng nhiều dự án nghiên cứu khoa học. 
 
Khi dự án bị "phanh phui", năm 1973, Giám đốc CIA lúc bấy giờ là Richard Helms đã ra lệnh hủy tất cả các tài liệu về dự án Mk-Ultra. Do đó, cho đến nay, nhiều thông tin cụ thể liên quan đến dự án Mk-Ultra vẫn chưa được tiết lộ.


 
3. Thí nghiệm "nhà tù Stanford”
 
Thí nghiệm “nhà tù Stanford” được thực hiện bởi Zimbardo vào năm 1971 nhằm mục đích tìm hiểu lý do gì sẽ khiến một người hiền lành có thể thực hiện những hành vi tàn ác.
 



Các chuyên gia khoa Tâm thần thuộc ĐH Stanford (Mỹ) đã tạo ra một nhà tù ngay ở khuôn viên trường rồi tìm 24 tình nguyện viên - nam sinh của trường và yêu cầu họ sống ở đó 2 tuần, đóng vai tù nhân, cai ngục. 
 

 

Trong thí nghiệm, 12 tình nguyện viên đóng vai cai ngục được phép sử dụng những biện pháp ngược đãi tinh thần với 9 "tù nhân" và 3 người dự phòng. Sẽ không có bất kỳ sự khoan nhượng hay cảm thông nào bởi các nhà nghiên cứu muốn thí nghiệm phải diễn ra giống như một nhà tù thực sự.
 

 
"Tù nhân" cũng bị bắt và đưa vào xe cảnh sát chuyển tới trại giam. Họ bị lấy dấu vân tay, bịt mặt, sau đó bị lột sạch quần áo, soát cơ thể, mặc đồng phục tù nhân… Cai ngục cũng được phát quần áo và các thiết bị cần thiết.
 

Tuy nhiên, chỉ sau 6 ngày, thí nghiệm đã bị phá sản nhưng cũng kịp để lại hậu quả. Một trong 9 tù nhân mắc chứng bệnh giảm thị lực, còn 1/3 số cai tù xuất hiện hội chứng buồn chán, thậm chí có người còn bị thần kinh, nói năng lảm nhảm. 

 

 

Thí nghiệm này nhanh chóng chịu nhiều sự chỉ trích về phương pháp tiến hành vô nhân đạo và không có phương pháp kiểm định khoa học. Tuy vậy, nó đã phần nào giải thích về hành vi bạo hành tù nhân của các cai ngục nhà tù ở Mỹ.
 
4. Kế hoạch Aversion
 
Kế hoạch Aversion được quân đội Nam Phi triển khai trong thập niên 70, 80 thế kỷ XX nhằm thử nghiệm và điều trị chứng đồng tính luyến ái cho gần 1.000 binh lính.




Theo "Kế hoạch Aversion", việc chữa trị "chứng bệnh" này cho các quân nhân được tiến hành trong 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu được tiến hành ngay tại đơn vị quân đội cơ sở, các quân nhân mắc chứng đồng tính luyến ái sẽ bị biệt giam sau khi chịu trói vào một cọc gỗ ngoài trời để đồng đội chế giễu, thậm chí đánh đập. 
 
Các chuyên gia thời đó cho rằng, biện pháp chữa trị này sẽ tác động đến tinh thần của những người mắc chứng đồng tính luyến ái, thúc đẩy họ kiên quyết từ bỏ "chứng bệnh" này. Nếu không từ bỏ được, họ buộc phải chuyển sang điều trị ở giai đoạn 2.
 

 

Ở giai đoạn 2, binh lính được chuyển qua điều trị tại bệnh viện quân đội Voortrekkerhoogte, gần Pretoria. Dưới sự chỉ huy của tiến sĩ Aubrey Levin - người đứng đầu nghiên cứu này, bệnh nhân sẽ phải trải qua các liệu pháp giật điện với tần số tăng dần đến mức khiến họ gặp ảo giác
 
Ngoài ra, một số bệnh nhân còn được thử nghiệm tiêm vào cơ thể các loại hormone tăng trưởng để chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ. Đây là liệu pháp được cho là tàn bạo dễ gây tử vong nhất cho bệnh nhân.


 
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Psychology, BBC, Wikipedia…
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)