[justify]Tạp chí Foreign Policy công bố bản danh sách thường niên các quốc gia tệ hại nhất thế giới.[/justify]
[justify]Để xếp hạng các quốc gia này, Foreign Policy dựa trên 12 tiêu chí, trong đó căn cứ vào các yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị và quân sự, dịch bệnh, nghèo đói…[/justify]
[justify]Sau đây là 19 quốc gia bị liệt vào danh sách này:[/justify]
[justify]Eritrea: Là một quốc gia nhỏ bé ở vùng Sừng châu Phi, Eritrea nằm dưới sự cai trị của chế độ độc tài từ năm 1993 sau khi giành độc lập từ Ethiopia. Người dân ở đây đã trải qua các cuộc đụng độ quân sự với người Ethiopia và rơi vào trạng thái vô chính phủ trong vài năm. Eritrea rơi vào bảng xếp hạng tồi nhất về nhân quyền, sức ép dân số và tính hợp hiến quốc gia.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Liberia: Nằm trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, Liberia thiếu thốn các cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn nước sạch, điện thoại công cộng, hay vấn đề vệ sinh. Bên cạnh đó, nước này còn phải đối mặt với vấn đề người tị nạn cùng nhiều thách thức nội tại khác.[/justify]
[justify]Uganda: Đất nước này phải đối mặt với sức ép về dân số, khi 6,5% số người trưởng thành bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV hoặc AIDS.[/justify]
[justify]Syria: 2 năm nội chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người, và tình hình tại quốc gia này dường như ngày càng trở nên tồi tệ hơn.[/justify]
[justify]Kenya: Khoảng 5% dân số nước này sống dưới mức mèo khổ và 40% dân số không có việc làm.[/justify]
[justify]Nigeria: Nigeria chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn tham nhũng, thất nghiệp cao và cơ sở hạ tầng kém cỏi.[/justify]
[justify]Guinea Bisau: Hơn 2/3 dân số ở đây sống dưới mức 2 USD/ngày.[/justify]
[justify]Guinea: An ninh bất ổn, hiếp dâm phụ nữ và trẻ em trở thành vấn nạn vô cùng nghiêm trọng tại nơi này.[/justify]
[justify]Pakistan: Nợ nần, nghèo đói, các phần tử hồi giáo cực đoan khiến cuộc sống ở nơi đây trở nên vô cùng khó khăn.[/justify]
[justify]Bờ Biển Ngà: Bờ Biển Ngà phải trải qua 2 cuộc nội chiến trong vòng 11 năm qua. Hiện Liên Hiệp Quốc và Pháp vẫn duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình ở quốc gia này để tìm kiêm sự bình ổn.[/justify]
[justify]Iraq: Dù Mỹ đã rút quân từ năm 2011, Iraq vẫn phải đối mặt với vấn nạn khủng bố, bạo lực, và số người thiệt mạng trong năm nay ước tính đã lên tới vài trăm.[/justify]
[justify]Zimbawe: Khoảng 1 triệu dân số nước này phải sống chung với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, trong khi nền kinh tế quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát.[/justify]
[justify]Cộng hòa Trung Phi: Quốc gia này đã phải trải qua một loạt cuộc đảo chính kể từ khi giành độc lập năm 1960. Vấn đề người tị nạn và an ninh là những bài toán vô cùng hóc búa.[/justify]
[justify]Haiti: Đất nước đã bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất năm 2010. Dịch bệnh, nghèo đói là nỗi ám ảnh thường trực đối với người dân.[/justify]
[justify]Afghanistan: An ninh bất ổn là bài toán vô cùng đau đầu tại quốc gia này.[/justify]
[justify]Yemen: Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực Trung Đông. An ninh bất ổn cũng là một trong những vấn nạn nhức nhối tại quốc gia này.[/justify]
[justify]Chad: Với tuổi thọ trung bình 49,7 năm, Chad là quốc gia có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng kém cỏi, nhân quyền bị chà đạp là những vấn nạn nghiệm trọng ở nơi đây.[/justify]
[justify]Nam Sudan: Mới tách khỏi Sudan, nên quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Sudan: Người tị nạn, mâu thuẫn phe phái, nghèo đói là những vấn nạn nghiêm trọng ở quốc gia này.[/justify]
[justify][/justify]
[justify](IFN)[/justify]
[justify] [/justify]