[justify]Khi khán giả chẳng buồn chê![/justify]
[justify]Ngoài trừ thông tin về cô nàng “hot girl” đình đám Thuỷ Top – tức Huỳnh Minh Thuỷ – tham gia vào phần II của bộ phim, Những người độc thân vui vẻ không còn được công chúng nhắc đến nữa, dù bộ phim mới đi được 1/4 chặng đường so với dự kiến 500 tập ban đầu.[/justify]
[justify]Các diễn viên từng tâm huyết với phim như Quốc Khánh, Vân Dung, Quang Thắng… lần lượt được sắp xếp tình huống để ra đi. Một loạt diễn viên trẻ mới toanh về lấp chỗ trống trong “ngôi nhà vui vẻ”. Kịch bản bỗng dưng đổi chiều 180 độ với phong cách thuần Việt so với kịch bản Trung Quốc Việt hoá ban đầu. Tất cả tạo nên một độ chênh quá lớn, khiến người xem lâu lâu mới ghé qua cứ tưởng là phim mới, nếu như không có cái bối cảnh cầu thang của “trường quay triệu đô” hiện ra cứng nhắc trong mỗi khung hình. [/justify]
[justify]Thời gian đầu khi có nhiều ý kiến phản bác từ khán giả, nhà sản xuất bao biện rằng do người Việt chưa quen với phim sitcom – thể loại phim tình huống ít kịch tính, rằng kịch bản chuyển thể không thể tránh khỏi độ vênh, rằng công nghệ thu thanh trực tiếp còn hạn chế nên khó quay ngoại cảnh, rằng một sự thử nghiệm thì không thể tránh khỏi “sạn”…[/justify]
Một loạt diễn viên mới toanh về lấp chỗ trống trong "ngôi nhà vui vẻ".
[justify]Tuy nhiên, VFC đã không nhìn sang Cô gái xấu xí của BHD: cùng một thời gian phát sóng, cùng là phim sitcom, cùng là kịch bản nước ngoài mua bản quyền, cùng những “hạt sạn” vô lý, ngớ ngẩn, cường điệu…, nhưng nhiều khán giả đã chấp nhận những hạt sạn của Cô gái xấu xí để ngày nào cũng mở tivi, để các chị, các mẹ nội trợ từ nông thôn đến thành phố ngày nào cũng “xôm chuyện” về cái cô Huyền Diệu tội nghiệp, về anh An Đông đa tình, về cô Mai Lan ghê gớm, về anh Phê dí dỏm…[/justify]
[justify]Khoan bàn tới chuyện hay- dở - hơn – kém, một hiện thực là Cô gái xấu xí đã tạo ra được những nhân vật có cá tính để người xem nhớ tới và có chuyện để nói, trong khi Những người độc thân vui vẻ không có một nhân vật có dấu ấn, nên không có chuyện gì để nói (!).[/justify]
[justify]Các diễn viên từng làm nên tên tuổi với Gặp nhau cuối tuần, Gala cười lại bê nguyên xi cách diễn xuất, cách thoại, cách tung hứng trên sân khấu hài kịch vào phim, nên không những không hút khách như mong muốn của nhà sản xuất lẫn nhà đài mà còn gây phản cảm thậm tệ với người xem. Sự rút lui của họ – nhiều người phán đoán – là để bảo vệ hình ảnh đang có dấu hiệu xuống cấp. Trong khi đó, cô diễn viên mới, thay vì hoá thân vào nhân vật lại tận dụng cơ hội để PR bản thân, quyết tâm giữ hình ảnh “biểu tượng sexy” mà cộng đồng mạng tung hô bằng cách khoe vòng 1 gợi cảm trong mọi trang phục, trong mọi khung hình trên phim, bất chấp có hợp lý hay không.[/justify]
[justify]Nhà lý luận phê bình điện ảnh Trần Thanh Tùng cho rằng: “Khi một bộ phim còn nhận được những lời phê bình của báo chí lẫn khán giả, tức là bộ phim đó còn được chú ý. Chứ im luôn thì đáng buồn. Với thể loại phim sitcom, tính tương tác giữa khán giả với nhà sản xuất, nhà đài rất cần được chú ý. Khán giả chính là người quyết định nội dung của phim sẽ phát triển theo hướng nào, sẽ dài bao nhiêu tập. Dường như Những người độc thân vui vẻ đã không quan tâm, chú ý lắm đến vấn đề này”.[/justify]
[justify]Có nên dừng phát sóng?[/justify]
[justify]Phóng viên đã đặt ra câu hỏi này với đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.[/justify]
[justify]- Ông có xem Những người độc thân vui vẻ không?[/justify]
[justify]Không xem, chán lắm![/justify]
[justify]- Không xem sao ông biết là chán?[/justify]
[justify]Lúc đầu có xem, vì nghề của mình nên phải xem, nhưng giờ thì không xem nữa vì chán.[/justify]
[justify]- Ông đánh giá bộ phim như thế nào ở khía cạnh chuyên môn?[/justify]
[justify]Thứ nhất là cách sử dụng trường quay không chuyên nghiệp. Lấy một cái nhà xây làm bối cảnh, không có không gian thoáng, không có chiều sâu, không có cái cửa sổ nào nhìn ra bên ngoài thành ra nhìn như một phông màn sân khấu.[/justify]
[justify]Thứ hai, âm thanh của phim sạch quá mức, không có những tiếng động của cuộc sống tự nhiên, cuộc sống bên ngoài, tạo cảm giác bị giả.[/justify]
[justify]Thứ ba, diễn viên từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều diễn bản thân mình, thể hiện bản thân mình chứ không hoá thân vào nhân vật. Người xem cảm giác đang tiếp xúc với diễn viên đó chứ không phải đang tiếp xúc với nhân vật mà người đó nhập vai.[/justify]
[justify]Thứ tư, kịch bản Việt hoá không đến nơi đến chốn, gọi là Ngôi nhà vui vẻ mà chẳng thấy vui vẻ, trò cười không hấp dẫn, không mua được tiếng cười của người xem.[/justify]
Các diễn viên bê nguyên xi cách diễn xuất, cách thoại, cách tung hứng trên sân khấu hài kịch vào phim, nên không những không hút khách mà còn gây phản cảm thậm tệ với người xem.
[justify]- Nói đến kịch bản, để ý sẽ thấy phần II là những câu chuyện Việt Nam hơn rất nhiều.[/justify]
[justify]Đấy, đấy là cái dở nhất, là điều tệ hại của Những người độc thân vui vẻ. Người ta giữ lại 1, 2 diễn viên cũ, bỏ kịch bản mua bản quyền đi, bịa ra một câu chuyện khác nhưng là những kịch bản viết vội, chẳng ăn nhập gì với phần đầu, phát triển phim theo kiểu linh tinh, chắp vá, thiếu sự tương tác với khán giả.[/justify]
[justify]- Phải chăng là do đạo diễn của phim chưa có kinh nghiệm làm phim sitcom nên phim mới nhiều sạn như vậy?[/justify]
[justify]Thực ra, đạo diễn trong phim sitcom đóng vai trò rất ít, không phải xử lý gì nhiều. Chỉ cần ngồi trước 5 cái màn hình, rồi quyết định chọn “đúp” nào đẹp nhất. Chính vì thế một đạo diễn trẻ mới vào nghề mà làm phim sitcom ngay thì sẽ hỏng tay, khi muốn làm phim khó hơn thì sẽ không làm được.[/justify]
[justify]- Khi một bộ phim không được công chúng đón nhận thì theo ông có nên dừng phát sóng hay không?[/justify]
[justify]Có được đón nhận hay không thì phải điều tra xã hội học. Nhưng tôi thấy vẫn có rất nhiều quảng cáo khi phim phát sóng, điều đó là một bằng chứng của việc có khán giả. Vì người ta vẫn nói, các doanh nghiệp rất khôn ngoan, không thể bỏ đống tiền ra quảng cáo mà không có ai xem. Tuy nhiên, cũng có thể lấy được quảng cáo bằng các mối quan hệ.[/justify]
[justify]Với phim sitcom, số phận của một bộ phim phụ thuộc hoàn toàn vào khán giả. Chẳng hạn khi làm đến tập 50, phải hỏi ý kiến khán giả có muốn xem tiếp hay không, nếu làm tiếp thì phát triển theo hướng nào, kéo dài đến tập bao nhiêu.[/justify]
[justify]Ở Việt Nam mình thì chưa có thói quen ấy, chưa biết làm phim phục vụ người xem. Cứ có kế hoạch là làm, xây trường quay tốn tiền thì tận dụng triệt để bối cảnh để làm, không để ý đến khán giả, cũng chẳng thèm nghe ý kiến khán giả. Đó là một sai lầm lớn. Có lẽ, trong tương lai phải có một đài truyền hình nào đấy biết sản xuất phim theo nhu cầu của khán giả thì phim truyền hình nói riêng và điện ảnh nói chung mới phát triển được.
- Xin cảm ơn ông![/justify]