Ri Kyong-sim trước sự hoan nghênh của đồng nghiệp vì hành động anh hùng. Ảnh: AFP |
Báo Rodong Sinmun hôm 8/5 cho biết Ri Kyong-sim, một nữ cảnh sát giao thông 22 tuổi ở Bình Nhưỡng được vinh danh là "Anh hùng Triều Tiên" vì xả thân bảo vệ an toàn cho "lãnh tụ cách mạng" trong một hoàn cảnh bất ngờ.[/justify]
[justify]Câu chuyện được đăng tải trên truyền thông Hàn Quốc và quốc tế như hãng thông tấn AFP, rộ lên tin đồn rằng "cô dường như đã ngăn chặn một sự cố có thể gây đe dọa mạng sống của lãnh đạo Kim Jong-un".[/justify]
[justify]Tuy nhiên, News Focus International, một tổ chức thông tin về Triều Tiên, có nguồn tin là những người Triều Tiên lưu vong và những người đang hoạt động nhân đạo ở nước này, hôm 9/5 cho biết các nguồn tin ở Bình Nhưỡng nói Ri "nhận được giải thưởng vì đã dập ngọn lửa bùng phát gần một bức áp phích tuyên truyền". Bức áp phích được cho là có tên của lãnh đạo Kim Jong-un.[/justify]
[justify]Theo Washington Post, sự lý giải này có thể nghe kỳ quặc, nhưng không phải không hợp lý, khi Triều Tiên thường trao danh hiệu cao quý cho những người cứu ảnh của các vị lãnh đạo. Những bức chân dung, cũng giống như Bí tích Thánh thể của Thiên chúa giáo, được coi là những biểu tượng linh thiêng trong tâm niệm người Triều Tiên.[/justify]
[justify]News Focus International cũng cho biết Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng "Sẵn sàng Chiến tranh Cấp độ 1", do những căng thẳng gần đây với Mỹ và Hàn Quốc. Tình trạng này cho phép áp dụng những quy định đặc biệt, trong đó có yêu cầu công dân bảo vệ hình ảnh và biểu tượng của các lãnh đạo.[/justify]
[justify]Truyền thông Triều Tiên cũng từng vinh danh những người hy sinh hoặc mạo hiểm mạng sống của bản thân hay của người thân để đảm bảo an toàn cho bức chân dung lãnh đạo. Năm 2007, Kang Hyong-kwon, một công nhân nhà máy trong một trận lũ đã cố gắng cứu con gái và chân dung lãnh tụ khỏi ngôi nhà bị ngập. Vì dòng nước xiết, ông đã không thể giữ được con gái nhưng vẫn cố nắm chặt bức chân dung, và sau đó được ngợi ca là một anh hùng trong đời thực.[/justify]
[justify]Năm 2002, truyền thông Triều Tiên đưa tin về cái chết anh hùng của Han Hyong-gyong, một học sinh 14 tuổi chết đuối vì cố cứu ảnh của lãnh đạo trong một trận lũ khác. Bé gái sau đó được Triều Tiên vinh danh ở cấp cao nhất, trong khi cha mẹ, giáo viên và hiệu trưởng của em cũng được tặng thưởng[/justify]