[justify]Chị Thanh Tâm thên mến! [/justify]
[justify]Đêm đã khuya, rít gần hết gói thuốc lá nhưng không thể trả lời được những câu hỏi đang làm tim rôi rỉ chảy mái. Những gì mà tôi tin yêu ngưỡng mộ về hình ảnh người thầy nhiều năm qua đang lung lay.[/justify]
[justify]Tất cả là do sự “cuồng chữ” của vợ tôi. Chẳng hiểu tại sao cô ấy lại đặt kỳ vọng quá lớn vào cậu con trai và dành hết thời gian, tiền bạc cho việc học của nó. Vì muốn con mình được hưởng thụ những gì thuộc top đầu nên từ khi cháu vào mẫu giáo, cô ấy đã quyết tâm chọn trường điểm và sẵn sàng “chi đậm” đến 1.000 USD để “mua” một chỗ học cho nó. Chuẩn bị cho cháu vào lớp 1, cô ấy cũng quyết tâm tìm trường điểm tốt nhất. Lúc nào cô ấy cũng tự hào là mình biết cách “chạy trường”, và đã chạy là được. Chỉ tội nghiệp thằng con trai của tôi phải chạy theo những ước mơ hão huyền của mẹ nó, rằng con mình sẽ trở thành thần đồng.[/justify]
[justify]Chẳng những chạy trường bằng mọi giá, cô ấy còn chạy cho cháu vào học những lớp chọn, giáo viên chủ nhiệm có tên tuổi. Cô ấy tự đắc với việc mình làm và cho rằng đồng tiền đi trước là “đồng tiền khôn”. Tôi đã nhỏ to khuyên vợ đừng chạy theo đám đông, biến con mình thành robot chỉ biết học và học, như gà công ngiệp. Thế nhưng tất cả đều bị cô ấy bỏ ngoài tai.[/justify]
[justify]Mới đây, khi cháu chuyển cấp vào lớp 6, cô ấy lại phát cuồng vì chạy trường cho con, vì cháu học sa sút vào học kỳ 2 của lớp 5, do quá tải. Không muốn tranh cãi thêm, nên tôi đành để cô ấy làm theo ý mình.[/justify]
Tôi có nên ly dị khi bị vợ phản bội không? (Ảnh minh họa)
[justify]Và rồi cô ấy cũng được toại nguyện. Thế nhưng, từ khi có “tin vui” đó, tôi thấy cô ấy có nhiều biểu hiện không bình thường. Điệu đà, sửa soạn nhiều hơn. Một lần, cô ấy đang tắm, tôi thấy tin nhắn rung lên và mở máy xem. Tôi không tin vào mắt mình khi đọc dòng chữ không dấu: “Hen em o cho cu, dung gio nhe. Nho em nhieu”. Tôi đợi cô ấy ra khỏi nhà và bí mật bám theo. Cô ấy dừng xe ở khu nhà nghỉ vùng ngoại ô. Lát sau, một người đàn ông đứng tuổi cũng dừng xe, dắt tay vợ tôi vào trong.[/justify]
[justify]Tôi quay về nhà trong tâm trạng ê chề vì bị vợ cắm sừng. Người đàn ông đó là ai và cô ta đã quen từ khi nào…?[/justify]
[justify]Tối hôm đó, đợi con trai ngủ say tôi mới tra hỏi và biết sự thật: Người đàn ông đó là Hiệu trưởng của trường con tôi đang học. Thế đấy, chỉ vì “muốn con hay chữ”, vợ tôi phải “yêu”… thầy Hiệu trưởng! Tôi đang cân nhắc chuyện có làm đơn ly dị cô ấy hay không và thời gian nào hợp lý nhất. Chị có đồng tình với quyết định của tôi không?[/justify]
Thành Hưng (TP. HCM)
[justify]Anh Hưng thân mến![/justify]
[justify]Tâm sự của anh đã bộc bạch nỗi niềm riêng, đồng thời cũng đề cập đến một xu hướng mà không ít người đang mê mải chạy đua theo những giá trị tri thức ảo, bệnh thành tích của nền giáo dục nước nhà. Với ước muốn, với kỳ vọng quá lớn, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chạy, móc nối từ nhiều mối quan hệ để có một chỗ học ở trường điểm, lớp chọn cho con mình. Chẳng biết con họ có trở thành thần đồng, danh hiệu giỏi đúng nghĩa hay không nhưng trong cuộc đua không cân sức này, đồng tiền, vật chất đã ngự trị và bào mòn những giá trị vốn có thật trong cuộc sống…[/justify]
[justify]Ước muốn cho con mình vào học trong những môi trường tốt nhất, điều kiện đảm bảo nhất là chính đáng. Thế nhưng, cái gì cũng có giới hạn của nó. Khoan trách ông Hiệu trưởng lợi dụng phụ huynh nữ đặt niềm tin nơi mình nên nổi… máu dê, bất chấp đạo lý làm thầy, làm hoen ố hình ảnh “tôn sư trọng đạo”. Giá vợ anh đừng quá tham vọng, đừng cố chạy trường khi con mình không đủ điểm thì có lẽ mọi chuyện đã khác.[/justify]
[justify]Sau câu chuyện buồn này, chắc cô ấy phải tự vấn bản thân nhiều lắm. Vì con, anh hãy mở rộng vòng tay tha thứ, tạo cơ hội cho cô ấy gột bỏ lỗi lầm. Sự cân nhắc của anh về việc ly dị hay không là cần thiết, nhưng xét cho cùng, cô ấy cũng là nạn nhân của tệ nạn chạy trường lớp, chạy theo thành tích ảo trong giáo dục hiện này. Câu chuyện của gia đình anh có thể giúp nhiều người ngộ tỉnh “cơn say” chạy trường chạy lớp bằng mọi giá như hiện nay.[/justify]
[justify]Chỉ khi nào, người ta hiểu rõ giá trị thật của sự học, tiêu chí làm người đúng nghĩa thì mới mong nạn chạy theo chữ nghĩa ảo, danh hão giảm đi.[/justify]