Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Học kém thì không thể có đạo đức tốt được - Ảnh: ST
Bộ trưởng GD&ĐT cho biết như vậy trước ý kiến của đại biểu về chuyện học sinh càng học lên cao thì hạnh kiểm càng yếu.
Tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận giải đáp các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, sinh viên ra trường thất nghiệp, bệnh thành tích trong nhà trường và định hướng đổi mới nền giáo dục…
Trước băn khoăn của đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) về việc bỏ điểm sàn đại học dẫn đến khả năng học sinh có cơ hội đổ dồn vào đại học, mất cân đối thầy-thợ, ông Phạm Vũ Luận cho biết: “Việc tuyển sinh đại học, cao đẳng chưa hề bỏ điểm sàn mà chỉ đưa ra các mức điểm sàn khác nhau, cao hoặc thấp. Nhưng mức sàn thấp đó cũng không hạ thấp tiêu chuẩn, yêu cầu so với các năm trước. Việc làm này để triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học, tổ chức việc phân tầng đại học ở các mức chất lượng khác nhau, thành các tiêu chí điểm sàn để học sinh cân nhắc lựa chọn trường phù hợp”.
Theo Bộ trưởng GD&ĐT, điểm sàn không quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, mà chỉ giới hạn về chất lượng. “Chỉ tiêu từng trường đã thay đổi, bỏ cơ chế xin-cho để quy định theo tiêu chí số lượng giảng viên cơ hữu thực có và diện tích xây dựng nhà trường và điều kiện vật chất để phục vụ hoạt động đào tạo, chứ không tùy thuộc vào sàn cao hay thấp”, ông Luận nói.
Trả lời đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) về việc thay đổi cách thức thi tốt nghiệp, việc sẽ tổ chức 1 kỳ thi duy nhất, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định: “Chúng ta đang thiết kế chương trình mới hoàn toàn. Với học sinh theo học chương trình cũ thì vẫn phải thi kiến thức cũ. Nhưng phải có thay đổi. Qua tác động của các kỳ thi này thì thầy giáo và học sinh sẽ càng phải thay đổi. Tuy nhien, thay đổi phải phù hợp và không gây sốc”.
“Sự thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay nằm trong lộ trình tới tiến 1 kỳ thi quốc gia – cùng làm nhiệm vụ đánh giá tốt nghiệp THPT và tuyển lựa vào đại học, cao đẳng. Chúng tôi đã có trao đổi, báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Hiện tại Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị kỹ càng, chu đáo cho lộ trình này”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) chất vấn, mấy năm gần đây, điểm thi đầu vào các trường sư phạm ngày càng thấp, ngoài ra càng xuất hiện nhiều tình trạng học sinh đánh nhau, đánh lại thầy rồi tung clip lên mạng, vấn đề giáo dục giáo dục tư tưởng đạo đức như thế nào… Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích: “Giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên đang được Bộ tập trung chú ý. Bộ GD&ĐT đã có một số thay đổi trong chỉ đạo vấn đề này. Chúng tôi hướng cho học sinh đến các hoạt động trải nghiệm bằng việc gắn nhà trường với xã hội. Cùng với nhà trường còn có các hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên… để giúp các em hiểu hơn về tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trách nhiệm xã hội… Bộ đang chỉ đạo việc đổi mới phương pháp học liên quan đến đạo đức, như môn giáo dục công dân, chính trị, tập huấn đầu khóa học”.
Ông Luận cũng nhận định, không nên nói đạo đức học sinh càng lên cao càng thấp. Với bậc học cao hơn thì hạnh kiểm còn phụ thuộc vào kết quả học tập nữa. “Học kém thì không thể đạo đức tốt được”, Bộ trưởng khẳng định.
Lãnh đạo bộ này cũng thừa nhận có tình trạng học sinh không đọc thông viết thạo mà vẫn được lên lớp, được xếp loại khá. “Chúng tôi đã nắm được. Nó liên quan đến bệnh thành tích, liên quan đến việc đánh giá thầy cô và cơ sở giáo dục. Vừa rồi chúng tôi đã rà soát lại để loại bỏ quy định đánh giá giáo viên, cơ sở giáo dục dựa theo thành tích học tập của học sinh. Ngoài ra, đã có giải pháp về mặt chuyên môn kỹ thuật. Với bậc tiểu học, đã triển khai dạy chương trình tiếng Việt mới, đảm bảo các cháu học hết lớp 1 có thể viết đúng chính tả, hết lớp 3 viết đúng câu và không bị tái mù chữ”, ông Phạm Vũ Luận khẳng định.
“Liệu đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có giải quyết được những vấn đề này? Chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng, tình trạng yếu kém về chất lượng, những bức xúc của xã hội và của chính anh em trong ngành chúng tôi sẽ được giải quyết”, tư lệnh ngành giáo dục nói thêm.
Liên quan đến vụ 40 người “góp” hơn 1 tỷ đồng để “chống trượt” cao học tại Thanh Hóa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết vấn đề này thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của tỉnh Thanh Hóa, Bộ GD&ĐT đã có trao đổi với Sở GD&ĐT Thanh Hóa trong quá trình xử lý vụ việc.
“Đào tạc thạc sỹ, tiến sỹ chất lượng chưa tương xứng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đang chấn chỉnh việc đào tạo cao học ngoài cơ sở chính của nhà trường, không cho mang đi địa phương, doanh nghiệp, trừ một số trường hợp đặc biệt hoặc ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa”, ông Luận nói.
Tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận giải đáp các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, sinh viên ra trường thất nghiệp, bệnh thành tích trong nhà trường và định hướng đổi mới nền giáo dục…
Trước băn khoăn của đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) về việc bỏ điểm sàn đại học dẫn đến khả năng học sinh có cơ hội đổ dồn vào đại học, mất cân đối thầy-thợ, ông Phạm Vũ Luận cho biết: “Việc tuyển sinh đại học, cao đẳng chưa hề bỏ điểm sàn mà chỉ đưa ra các mức điểm sàn khác nhau, cao hoặc thấp. Nhưng mức sàn thấp đó cũng không hạ thấp tiêu chuẩn, yêu cầu so với các năm trước. Việc làm này để triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học, tổ chức việc phân tầng đại học ở các mức chất lượng khác nhau, thành các tiêu chí điểm sàn để học sinh cân nhắc lựa chọn trường phù hợp”.
Theo Bộ trưởng GD&ĐT, điểm sàn không quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, mà chỉ giới hạn về chất lượng. “Chỉ tiêu từng trường đã thay đổi, bỏ cơ chế xin-cho để quy định theo tiêu chí số lượng giảng viên cơ hữu thực có và diện tích xây dựng nhà trường và điều kiện vật chất để phục vụ hoạt động đào tạo, chứ không tùy thuộc vào sàn cao hay thấp”, ông Luận nói.
Trả lời đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) về việc thay đổi cách thức thi tốt nghiệp, việc sẽ tổ chức 1 kỳ thi duy nhất, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định: “Chúng ta đang thiết kế chương trình mới hoàn toàn. Với học sinh theo học chương trình cũ thì vẫn phải thi kiến thức cũ. Nhưng phải có thay đổi. Qua tác động của các kỳ thi này thì thầy giáo và học sinh sẽ càng phải thay đổi. Tuy nhien, thay đổi phải phù hợp và không gây sốc”.
“Sự thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay nằm trong lộ trình tới tiến 1 kỳ thi quốc gia – cùng làm nhiệm vụ đánh giá tốt nghiệp THPT và tuyển lựa vào đại học, cao đẳng. Chúng tôi đã có trao đổi, báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Hiện tại Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị kỹ càng, chu đáo cho lộ trình này”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Ứng xử của cả giáo viên và học sinh cũng là vấn đề nhức nhối ở trường học - Ảnh: ST
Đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) chất vấn, mấy năm gần đây, điểm thi đầu vào các trường sư phạm ngày càng thấp, ngoài ra càng xuất hiện nhiều tình trạng học sinh đánh nhau, đánh lại thầy rồi tung clip lên mạng, vấn đề giáo dục giáo dục tư tưởng đạo đức như thế nào… Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích: “Giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên đang được Bộ tập trung chú ý. Bộ GD&ĐT đã có một số thay đổi trong chỉ đạo vấn đề này. Chúng tôi hướng cho học sinh đến các hoạt động trải nghiệm bằng việc gắn nhà trường với xã hội. Cùng với nhà trường còn có các hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên… để giúp các em hiểu hơn về tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trách nhiệm xã hội… Bộ đang chỉ đạo việc đổi mới phương pháp học liên quan đến đạo đức, như môn giáo dục công dân, chính trị, tập huấn đầu khóa học”.
Ông Luận cũng nhận định, không nên nói đạo đức học sinh càng lên cao càng thấp. Với bậc học cao hơn thì hạnh kiểm còn phụ thuộc vào kết quả học tập nữa. “Học kém thì không thể đạo đức tốt được”, Bộ trưởng khẳng định.
Lãnh đạo bộ này cũng thừa nhận có tình trạng học sinh không đọc thông viết thạo mà vẫn được lên lớp, được xếp loại khá. “Chúng tôi đã nắm được. Nó liên quan đến bệnh thành tích, liên quan đến việc đánh giá thầy cô và cơ sở giáo dục. Vừa rồi chúng tôi đã rà soát lại để loại bỏ quy định đánh giá giáo viên, cơ sở giáo dục dựa theo thành tích học tập của học sinh. Ngoài ra, đã có giải pháp về mặt chuyên môn kỹ thuật. Với bậc tiểu học, đã triển khai dạy chương trình tiếng Việt mới, đảm bảo các cháu học hết lớp 1 có thể viết đúng chính tả, hết lớp 3 viết đúng câu và không bị tái mù chữ”, ông Phạm Vũ Luận khẳng định.
“Liệu đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có giải quyết được những vấn đề này? Chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng, tình trạng yếu kém về chất lượng, những bức xúc của xã hội và của chính anh em trong ngành chúng tôi sẽ được giải quyết”, tư lệnh ngành giáo dục nói thêm.
Liên quan đến vụ 40 người “góp” hơn 1 tỷ đồng để “chống trượt” cao học tại Thanh Hóa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết vấn đề này thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của tỉnh Thanh Hóa, Bộ GD&ĐT đã có trao đổi với Sở GD&ĐT Thanh Hóa trong quá trình xử lý vụ việc.
“Đào tạc thạc sỹ, tiến sỹ chất lượng chưa tương xứng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đang chấn chỉnh việc đào tạo cao học ngoài cơ sở chính của nhà trường, không cho mang đi địa phương, doanh nghiệp, trừ một số trường hợp đặc biệt hoặc ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa”, ông Luận nói.