Internet 2013-10-26 03:41:06

Hành trình tìm mộ nhà văn Nam Cao của bà Phan Thị Bích Hằng


[size=6]Sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, nhà văn, liệt sĩ Nam Cao đã được an nghỉ tại quê hương Hà Nam nhờ phương pháp ngoại cảm.[/size]
[justify]Nhà văn Nam Cao hi sinh trong một chuyến công tác tuyên truyền thuế nông nghiệp tại tỉnh Ninh Bình năm 1951. Ông được nhân dân địa phương chôn cất với đồng đội trong cùng một nấm mồ. Sau đó, mộ ông được chuyển tới nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình. Trải qua những năm chiến tranh tàn khốc, rồi thiên tai bão lụt, phải nhiều lần di chuyển, rốt cục sơ đồ mộ chí bị thất lạc, việc tìm kiếm hài cốt gặp rất nhiều khó khăn. Vả lại, khi ông hi sinh, vợ ông vừa từ nơi tản cư bồng bế bốn đứa con trở về quê đang là vùng địch chiếm đóng. Các con còn nhỏ dại. Nỗi lo cơm áo và giặc dã khiến gia đình không có điều kiện tìm mộ.[/justify]
[justify]Đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày nhà văn liệt sỹ Nam Cao hy sinh tại Hoàng Đan - Ninh Bình, mộ của ông ở đâu vẫn là một câu hỏi canh cánh trong lòng những người thân và biết bao bạn đọc yêu mến ông.[/justify]
[justify]Chính vì thế, đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” được Hiệp hội Câu lạc bộ Unesco Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân…[/justify]
[justify]Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của các nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao”.[/justify]
[justify]Theo lời mời của gia đình cố nhà văn Nam Cao, một đoàn nghiên cứu gồm 4 người được cho là có khả năng đặc biệt gồm: cậu Kiệm (Nam Định), bà Phan Thị Bích Hằng, Thẩm Thúy Hoàn và ông Doãn Phú do họa sĩ Trịnh Yên làm trưởng đoàn. Trước khi đoàn đi, ông Phú không nhận được một thông tin gì về nhà văn Nam Cao…[/justify]
[justify]Cuộc hành trình từ Hà Nội về UBND huyện Gia Viễn (Ninh Bình), khi tới nơi thì đoàn rẽ vào nghĩa trang luôn. Do người dân ở xã Hòa Hậu quá đông nên đoàn phải vào ủy ban hội nghị trước. Theo đề nghị của trưởng đoàn, 4 người có khả năng đặc biệt ngồi bàn chủ tịch và phát biểu theo thứ tự, không ai được trùng lặp với ý của người trước.[/justify]

Phần mộ của nhà văn Nam Cao tại quê nhà.



[justify]Tại hội trường UBND huyện Gia Viễn sáng 24/11/1996, các nhà ngoại cảm được trao lại bản viết tay đã nộp cho Liên hiệp Khoa học - Công nghệ thông tin ứng dụng để trình bày những thu nhận của bản thân từng người. Theo bản viết tay của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thì "số mộ của ông trùng lặp với số tuổi đời khi ông hy sinh. Chỉ khác là số mộ có thêm số 0 ở giữa". Cứ theo đấy mà suy thì số mộ là 306…[/justify]
[justify]Theo lời của con trai nhà văn, liệt sĩ Văn Cao kể lại: "cùng buổi chiều hôm ấy, tại nghĩa trang Gia Viễn, chị Bích Hằng đã cho biết: Cha tôi bị giặc bắn hai phát đạn. Một phát vào đầu, một phát vào sườn làm gãy hai rẻ sườn. Và chị bảo: 'Bác Nam Cao bị lẫn một chân, hiện trong bộ hài cốt của bác, hai xương đùi đều là bên phải'.[/justify]
[justify]Vậy là, qua sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, cùng sự mách bảo của một nhà khoa học trước đây thì hài cốt cha tôi được nghi vấn ở một trong hai ngôi mộ 305 hoặc 306 tại nghĩa trang huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình".[/justify]
[justify]Đến lượt mình, ông Doãn Phú nói: "Trên trán nhà văn có một viên đạn, nằm phía bên trái, có một vết nứt và xương ống chân trái bị đứt vát như chặt mía".[/justify]
[justify]Viện Khoa học Hình sự (KHHS) - cơ quan khoa học hàng đầu của Bộ Công an - tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao” ngay từ đầu với tư cách chuyên môn là cơ quan giám định, nhận dạng người, Viện đã tin tưởng, chọn cử Tiến sỹ Thầy thuốc ưu tú, Thượng tá Trần Đức Đĩnh - Giám định viên trưởng tổ chức Giám định pháp y Trung ương và bác sỹ – giám định viên tư pháp Đào Quốc Tuấn vào cuộc.[/justify]
[justify]Việc giám định hài cốt phải tiến hành tỷ mỉ, cẩn trọng trên từng gam đất, đo đạc từ khi chưa nhấc xương và đo ngay tại từng khớp xương. Sau 10 ngày làm việc liên tục, kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự hoàn toàn trùng hợp với đặc điểm nhận dạng nhà văn Nam Cao mà gia đình đã cung cấp. Có thể khẳng định chính xác: hài cốt trong ngôi mộ 306 là hài cốt liệt sỹ nhà văn Nam Cao.[/justify]
[justify]Vậy là cuối cùng Nam Cao đã trở về yên nghỉ vĩnh hằng tại quê nhà (xã Hoà Hậu - Lý Nhân - Hà Nam), nơi mà ông đã sống, sáng tác và làm nên những tác phẩm văn học đi cùng năm tháng.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)