[justify] [/justify]
[justify]Hạnh phúc là đấu tranh. Nói như vậy không có nghĩa là đồng nhất hạnh phúc với đấu tranh. Hạnh phúc không chỉ là đấu tranh. Có lẽ ở đây nên hiểu là: hạnh phúc bao hàm đấu tranh. Muốn có hạnh phúc phải có đấu tranh.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] “Tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” (Mác). Và, hạnh phúc cũng vậy. Con người luôn phải đấu tranh để bảo vệ, duy trì quyền lợi cũng như hạnh phúc bản thân.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Hạnh phúc còn là tiền đề và cơ sở cho đấu tranh. Con người đấu tranh vì hạnh phúc, quyền lợi, nhu cầu và ngược lại khi không có nhu cầu, lợi ích thì không thể có hành động tích cực của con người.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Lênin nói: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Ở đây cũng vậy. Hạnh phúc là đấu tranh hướng đến sự phát triển.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Trong sự tồn tại của mình, con người có những nhu cầu, lợi ích, có những hạnh phúc khác nhau, đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Con người đấu tranh vì những nhu cầu, lợi ích, hạnh phúc đó, vì vậy, xã hội vận động và phát triển. Đấu tranh thực sự là nguồn gốc, là động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Và, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu, lợi ích, hạnh phúc của con người cũng biến đổi, phát triển cả về quy mô, số lượng và hình thức thể hiện. Đó chính là lý do giải thích vì sao xã hội ngày nay phát triển nhanh hơn xã hội trước kia rất nhiều. Đó là sự phát triển gắn liền với quá trình đấu tranh liên tục của con người đối với tự nhiên, xã hội cũng như giữa con người với con người nhằm đạt được hạnh phúc, quyền lợi, nhu cầu của bản thân, cộng đồng, xã hội.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] Với những lẽ kể trên, có thể nhận thấy: Hạnh phúc là đấu tranh, là một quan điểm đúng đắn.[/justify]