Sa mạc nóng nhất thế giới Sahara nổi tiếng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hoang vu. Tuy nhiên, đây là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người. Nhiều bí mật thú vị về sa mạc này đã được giới chuyên gia giải mã.
Sư tử, kền kền, linh cẩu chia nhau xác trâu rừng / Mặt trăng xa trái đất thế sao vẫn có thủy triều?
Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới.
Nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara được ghi nhận ở Azizia, Libya năm 1922, lên tới 57,7 độ C.
Điều đặc biệt là từ tháng 12 tới tháng 1, nhiệt độ ban đêm ở sa mạc Sahara thường xuyên xuống dưới mức đóng băng.
30% diện tích sa mạc Sahara là cát. Số còn lại là các đồng bằng sỏi, cao nguyên đá, thung lũng, đồng bằng muối, núi, sông, suối, ốc đảo…
Sa mạc Sahara có hơn 20 hồ nước, chủ yếu là hồ nước mặn.
Hồ Chad là hồ nước ngọt duy nhất ở sa mạc Sahara.
Sa mạc Sahara có tới 207.200 km2 ốc đảo (khoảng 2% diện tích).
Một phần sa mạc Sahara khá màu mỡ nhờ những cơn lũ từ sông Nile.
Sa mạc Sahara có diện tích bề mặt là 9,4 triệu km2, chiếm 1/4 châu Phi.
11 quốc gia bao gồm: Libya, Algeria, Ai Cập, Tunisia, Chad, Morocco, Eritrea, Niger, Mauritania, Mali và Sudan sở hữu các phần của sa mạc Sahara.
Theo ước tính, khoảng 2 triệu người sinh sống ở sa mạc Sahara.