[Kênh14] - Thực hư ra sao?!
Những năm gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc đã “bắt tay” cùng sản xuất không ít film truyền hình. Mới đây, Viện Truyền Hình Hàn Quốc đã chỉ ra sự khác nhau giữa hai nền điện ảnh “vừa gần lại vừa xa” này.
Theo bài báo cáo “So sánh việc sản xuất film giữa Nhật Bản và Hàn Quốc” của nhà nghiên cứu Kim Young Duk, cát-sê của các diễn viên Hàn Quốc quá cao so với cát-sê của các diễn viên Nhật Bản: nếu ở Hàn, cát-sê của các diễn viên chiếm tới 60% lợi nhuận của film thì ở Nhật, các diễn viên chỉ được hưởng từ 20 – 30% khoảng tiền này. Chính điều đó đã làm giảm sức cạnh tranh của bộ film trong thị trường sản xuất film. Theo bài báo cáo của ông: “Cát-sê cao có thể dẫn đến chi phí sản xuất film tăng. Hệ quả của việc này là lợi nhuận sẽ bị rút thấp xuống. Hàn Quốc phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này dựa vào các số liệu khách quan.”
Kimura Takuya.
Lý do cát-sê của diễn viên Nhật không cao một cách quá đáng là do nó vừa dựa vào tỉ lệ xuất hiện của các diễn viên trên TV trong vòng 3 năm cũng như tỉ lệ rating các film mà họ tham gia. Một số ví dụ cụ thể như: Nanako Matsushima – 4.5 triệu Yên (tương đương 45.524 USD), Yukie Nakama – 3 triệu Yên (tương đương 30.342 USD), Kimura Takuya – 3.5 triệu Yên (tương đương 35.400 USD),… trong khi ở Hàn Quốc: Bae Yong Jun – 250 triệu won (tương đương 185.800 USD), Song Seung Heon – 70 triệu won (tương đương 52.025 USD) mỗi tập film… Theo Kim Young Duk: “Hàn Quốc cần những hệ thống tương tự: minh bạch và dựa trên sự thật.”
Bae Yong Jun.
Mặc dù nhiều diễn viên (trong đó có cả Kwon Sang Woo, Song Seung Heon,…) hiểu những khó khăn của ngành sản xuất film và đồng ý hạ cát-xê của mình thấp xuống thì đây vẫn là một vấn đề nan giải vì vẫn còn rất rất nhiều diễn viên “đắt giá” khác xuất hiện trong film.
Song Seung Heon.
Ngoài phí sản xuất film, sự khác biệt còn thể hiện ở số tập film phát sóng hàng tuần và lịch phát sóng. Trong khi film bộ Hàn cứ đều đều tuần 2 tập (thứ 2 – thứ 3, thứ 4 – thứ 5 và ngày nghỉ) thì film bộ Nhật lại thường chỉ chiếu 1 tập/tuần. Nghĩa là mỗi tuần, film bộ ở Hàn chiếu 70 phút thì ở Nhật trung bình chỉ 46 phút. Kim Young Duk cho biết: “Việc phát sóng 2 ngày trong tuần có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ ratings của film. Để sản xuất được nhiều film có tính cạnh tranh toàn cầu hơn, chúng ta phải xem xét việc phát sóng mỗi tuần 1 tập và giảm thời gian phát sóng xuống”.
Nanako Matsushima.
Việc sản xuất film ở Nhật thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm trước khi phát sóng. Việc này đã tạo điều kiện cho các đoàn làm film có thêm thời gian để nâng cao chất lượng công việc. Đây là trường hợp hiếm thấy ở Hàn. Kim Young Duk nói: “Nhiều film Hàn Quốc phải hoàn thành một cách vội vã để theo kịp lịch chiếu.”
Yukie Nakama.
Quả thật, có không ít film Hàn đến phút cuối mới được hoàn thành. Những film này được gọi là jjokdaebon – nghĩa là kịch bản ra đời ngay trước khi bấm máy. Việc này đôi lúc kéo theo sự gia tăng số lượng các tập film nếu film đó quá “được lòng” các fans. Thế nhưng sự lê thê này không phải lúc nào cũng có lợi. Đã có rất nhiều film bị chê tơi bời vì nội dung dài quá mức cần thiết.
Để thay đổi những thói quen sản xuất film này, Kim Young Duk đề nghị phải có sự chuyên môn hóa: “Cần có các nhà sản xuất và đạo diễn chuyên lo việc giảm thời lượng của việc sản xuất film xuống đồng thời nâng cao chất lượng chung của film”.
Theo Kim Young Duk, một điều nữa mà các nhà làm film cần quan tâm là ảnh hưởng của bộ film đến các mặt xã hội, kinh tế và văn hóa: “Theo Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Hàn Quốc, lợi nhuận của bộ film Bản Tình Ca Mùa Đông là 3 tỉ won. Đó là một phim được sản xuất với chiến lược tốt. Đối với các công ty sản xuất film mà nói thì film truyền hình không chỉ giúp xây dựng hình tượng công ty mà còn là phương pháp kiếm tiền ổn định.”