Tin tức - pháp luật 2012-05-30 01:58:21

Điểm mặt tàu sân bay toàn thế giới (P1)


Hiện trên thế giới chỉ có 21 tàu sân bay đang được biên chế trong hải quân 9 quốc gia, dẫn đầu là Mỹ về cả số lượng và chất lượng.

Mỹ

Tàu sân bay USS Enterprise.
Có 11 tàu sân bay đang hoạt động trong Hải quân Mỹ, trong đó lớn nhất là Hàng không mẫu hạm USS Enterprise có độ choán nước 90.000 tấn. Đây là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn được biên chế thêm 10 tàu sân bay hạt nhân thuộc lớp Nimitz bao gồm USS Nimitz; USS Dwight D. Eisenhower; USS Carl Vinson; USS Theodore Roosevelt; USS Abraham Lincoln; USS George Washington; USS John C. Stennis; USS Harry S. Truman; USS Ronald Reagan và USS George H.W. Bush.

11 tàu sân bay mà Mỹ có chính là những hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới. 10 tàu sân bay thuộc lớp Nimitz đều dài 333m và thể tích choán nước trên 100.000 tấn. Tốc độ tối đa của các tàu sân bay thuộc lớp này có thể lên tới 56 km/h, công xuất cực đại đạt 190 triệu mã lực. Lò phản ứng hạt nhân trên tàu cho phép nó hoạt động liên tiếp 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Tuổi thọ của loại tàu này lên tới 50 năm.

Tàu sân bay USS George Washington.
Kể từ khi hàng không mẫu hạm ra đời, Mỹ sở hữu 68 tàu sân bay, trong đó 56 chiếc đã "nghỉ hưu" và 1 chiếc đang được chế tạo. Theo dự kiến, USS Enterprise sẽ "xuất ngũ" vào cuối năm nay, nâng số tàu sân bay không được sử dụng của Mỹ lên 57.

Anh

Tàu sân bay HMS Illustrious (R06).
Hiện Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh chỉ sở hữu một tàu sân bay duy nhất mang tên HMS Illustrious với độ choán nước đạt 22.000 tấn. Được hạ thủy vào đầu những năm 1980, HMS Illustrious (R06) là tàu chiến thứ 5 và tàu sân bay thứ 2 mang cái tên này.

Là tàu chiến lâu đời nhất của Hải quân Hoàng gia Anh đang trong biên chế, HMS Illustrious hiện chỉ làm nơi dừng đỗ các loại trực thăng của Không quân Hoàng gia Anh. Tàu sẽ chính thức ngừng hoạt động năm 2014 sau 32 năm phục vụ. Một tàu sân bay “siêu khủng” đang được đóng mới mang tên HMS Queen Elizabeth sẽ đảm đương trọng trách của HMS Illustrious.

Pháp

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.
Hải quân Pháp hiện chỉ có một tàu sân bay duy nhất sử dụng năng lượng hạt nhân mang tên cố Tổng thống Charles de Gaulle. Là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất châu Âu, Charles de Gaulle có chiều dài 261 m, nơi rộng nhất đạt 64,36m, lượng choán nước tối đa 42.000 tấn.

Charles de Gaulle được hạ thủy tháng 5/1994 và tiếp tục hoàn tất các thử nghiệm cho tới năm 2000. Tàu chính thức được biên chế trong Hải quân Pháp vào tháng 5/2001. Tuy là tàu sân bay lớn nhất của châu Âu nhưng sức chở của Charles de Gaulle còn thua kém nhiều so với những tàu sân bay đang biên chế trong Hải quân Mỹ.

Italy

Tàu sân bay Gavour.
Italy đang sở hữu 2 tàu sân bay mang tên Giuseppe Garibaldi với độ choán nước đạt 14.000 tấn và tàu Gavour với 27.000 tấn. Tàu sân bay Gavour được hạ thủy tháng 6/2003 và bàn giao cho hải quân Italy năm 2008. Nó có chiều dài là 244m, chiều rộng 29m và đường băng dài 186m.

Sử dụng nhiên liệu thường, tàu Gavour được đánh giá là Hàng không mẫu hạm phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Tàu có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 18 ngày với vận tốc trung bình 18 hải lý/h.

Tàu sân bay Giuseppe Garibaldi.
Là đàn anh của Gavour trong Hải quân Italy, tàu sân bay Giuseppe Garibaldi được hạ thủy tháng 6/1983 và chính thức gia nhập Hải quân ngày 30/9/1985. Mục đích sử dụng của hàng không mẫu hạm này là chuyên chở trực thăng.

Tây Ban Nha

Tàu sân bay Principe de Asturias.
Tây Ban Nha cũng nằm trong số ít các quốc gia sở hữu tàu sân bay. Principe de Asturias với độ choán nước 17.000 tấn và lớn hơn là Juan Carlos I với độ choán nước 27.000 là 2 hàng không mẫu hạm đưa Hải quân Tây Ban Nha vào hàng ngũ các cường quốc sở hữu nhiều tàu sân bay.

Tàu sân bay Principe de Asturias được bàn giao cho Hải quân Tây Ban Nha vào ngày 30/5/1988. Với sức chứa 29 máy bay cánh thẳng và 12 – 17 máy bay cánh quạt trên boong, hàng không mẫu hạm có chiều dài 176m của Hải quân Tây Ban Nha được đánh giá là khá hiện đại vào thời điểm đó. Đường băng của Principe de Asturias cho phép triển khai cả máy bay trực thăng lẫn máy bay phản lực.

Tàu sân bay Juan Carlos I.
Hải quân Tây Ban Nha sử dụng Juan Carlos I trong vai trò tấn công đổ bộ nhưng đường băng của nó có thể cho phép các máy bay phản lực cất và hạ cánh. Ngoài ra, nó còn có khoang chứa khá rộng để chứa máy bay hoặc phương tiện cơ giới đổ bộ khác như xe lội nước.

Còn nữa…
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)