Nhìn vào những bức ảnh này, hàng triệu người dân trên toàn thế giới lại thêm nể phục tinh thần vươn mình quật cường của dân tộc Nhật Bản 5 năm sau thảm họa động đất sóng thần.
Vào 14h46' ngày 11/3/2011 theo giờ địa phương, trận động đất mạnh 9,0 độ Richter đã làm rung chuyển Nhật Bản. Chưa đầy 1 tiếng sau đó, thảm họa sóng thần ập đến cuốn trôi cả thành phố Kesennuma.
Thành phố Higashimatsushima, quận Miyagi vào năm 2011 (trái) và năm 2016 (phải). Sóng mạnh phá tan những bức tường chắn biển.
Sau 5 năm, người dân Nhật Bản vẫn miệt mài khắc phục hậu quả mà thảm họa kép để lại.
Thành phố Natori ở quận Miyagi là 1 trong những khu vực bị tàn phá nặng nề nhất. Mặc dù khi đó các nhà khoa học đã cảnh báo có động đất tuy nhiên không hề có bất cứ dự đoán nào về trận sóng thần sẽ xảy ra.
Thành phố Rikuzentakata, quận Iwate phải hứng chịu những con sóng cao gần 13m. 1.700 người dân nơi đây đã mất đi mạng sống.
Một số nơi, cột sóng còn cao tới 40m.
Thị trấn Naraha ở tỉnh Fukushima phải chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng sau sự cố rò rỉ phóng xạ. Vào năm 2015, AP đưa tin chỉ có vài trăm người dám quay lại Narasha để sinh sống mặc dù chính phủ Nhật đã chi 13,5 triệu đô la Mỹ để khử độc. Cho đến nay, khử độc phóng xạ là vẫn là nhiệm vụ hàng đầu mà Nhật Bản phải chú trọng.
Mặc dù nằm gần tâm chấn của trận động đất hơn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi nhưng nhà máy điện hạt nhân Onagawa lại có bức tường thành cao 14m bảo vệ, tránh bị ngập úng.
Vào năm 2013, Công ty điện lực Tokyo thông báo mỗi ngày 300 tấn nước phóng xạ vẫn rò rỉ vào Thái Bình Dương.
Trận sóng thần khủng khiếp ở Nhật bản còn gây ảnh hưởng đến toàn thế giới, gây ra những đợt sóng lớn ập vào Alaska, Hawaii và Chile.
(Nguồn: BI)
Theo Trang Đỗ / Trí Thức Trẻ