Người nông dân 74 tuổi có tên Shyam Lal Yadav sinh sống ở làng Rahli, Madhya Pradesh, Ấn Độ đã nhờ thợ cắt tóc "chăm sóc" nó trong nhiều năm. Tuy nhiên, bất kể nó được cạo xuống thường xuyên như thế nào thì chiếc "sừng quỷ" này vẫn kiên trì phát triển.
Chiếc sừng mọc trên đầu người đàn ông Ấn Độ cao gần 10 cm.
Sau 5 năm, chiếc dừng này đã dài tới 10 cm - nở trở nên quá dài và khó xử lý đối với những người thợ cắt tóc, lúc này Shyam không còn cách nào khác ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện.
Nhìn thì có vẻ khá đáng sợ, tuy nhiên các bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Bhagyoday Tirth ở thành phố Sagar, Ấn Độ, đã nhanh chóng gỡ chiếc "sừng quỷ" này ra khỏi đầu người đàn ông một cách an toàn và nhanh gọn.
Bác sĩ phẫu thuật Vishal Gajbhiye nói: "Khoảng 5 năm trước, bệnh nhân bị thương ở đầu sau đó một khối u bắt đầu phát triển. Ban đầu, ông ấy không hề quan tâm vì nó không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào. Ngoài ra, ông ấy còn nhờ đến những thợ cắt tóc địa phương để cắt bỏ nó mỗi khi chiếc 'sừng' này dài ra. Nhưng khi khối u trở nên cứng hơn và bắt đầu mọc dài thêm, ông ấy buộc phải tìm đến bệnh viện".
Về cơ bản, bệnh sừng da là một dạng khối u trên da, chúng xuất hiện khi lượng keratin tích tụ quá mức và sau đó hình thành nên chiếc sừng trồi ra ngoài lớp da. Không giống như những khối u khác, loại u sừng da có hình dạng vô cùng đặc trưng, giống hệt sừng của các loài động vật và vì vậy mới hình thành nên tên gọi riêng của loại bệnh này.
Để xác định phương pháp điều trị các bác sĩ đã yêu cầu ông Shyam chụp CT và cuối cùng, các bác sĩ phẫu thuật đã loại bỏ "sừng quỷ" bằng dao cạo và sau đó là ghép da vào vết thương - tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết họ cần phải điều trị tới tận gốc rễ của sự phát triển để ngăn chặn chiếc "sừng quỷ" này sẽ mọc lên trong tương lai.
Hiện tượng này được y học gọi là sừng bã nhờn và thường gặp ở những người từ 60 đến 70 tuổi.
Bác sĩ Gajbhiye giải thích: "Theo thuật ngữ y học, loại tăng trưởng hiếm này được gọi là sừng bã nhờn (sừng quỷ). Vì sừng bao gồm keratin - cùng chất liệu được tìm thấy trong móng tay, và có thể được loại bỏ bằng dao cạo vô trùng.
Tuy nhiên, sau khi loại bỏ, bệnh nhân vẫn cần phải được điều trị. Sừng bã nhờn chủ yếu là tổn thương lành tính tuy nhiên chúng cũng luôn phải cân nhắc tới trường hợp sừng ác tính. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trang của bệnh nhân, ở một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị".
Cái sừng được tạo nên khi keratin tích tụ quá mức và trồi lên ngoài da
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng mọc sừng của người đàn ông này nhưng các nhà khoa học trước đây đã tìm thấy mối liên hệ của hiện tượng này với phơi nhiễm bức xạ và tia cực tím và các chất xúc tác khác bao gồm mụn cóc do virus, ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc keratosis phát triển có vảy.
Hiện tại sau khi kết thúc phẫu thuật, ông Shyam Lal Yadav cảm thấy rất thoải mái vì đã không còn cảm thấy "vướng víu" trên đầu nữa.
Được biết, ông sẽ ở lại bệnh viện thêm 10 ngày để tiếp tục quá trình phục hồi và để các bác sĩ theo dõi thêm nhằm chắc chắn chiếc sừng sau khi bị cắt bỏ sẽ không có biến chứng gì nguy hiểm.