[size=large]Bác rất chú trọng đào tạo cán bộ cho phong trào cách mạng. Khi ở nước ngoài cũng như khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Bác đã đào tạo biết bao nhiêu cán bộ ưu tú. Trong số 43 anh em đã được dự lớp huấn luyện ở Nậm Quang cũng như các anh em Bác mới biết, Bác chú ý đến ba đồng chí Bình Dương. Bác Vọng (tên thực là Hoàng Đức Thạc và sau đổi là Lã Minh Giang) và Xích Thắng. Bác đã tìm được một địa điểm hẻo lánh, đặt là hang Lê-nin để huấn luyện thêm công tác đ.ảng cho ba đồng chí ấy. Trong đợt huấn luyện này có thêm một số đồng chí nữa được tham gia như đồng chí Cường Tiến, đồng chí Quang Hưng…[/size]
[size=large] Được Bác đặc biệt dìu dắt, các đồng chí trên đều trở nên các cán bộ cốt cán, sau này giữ những trọng trách của Đ.ảng.[/size]
[size=large] Xong những lớp huấn luyện này, Bác cho dọn cơ quan đi Lũng nậm, vùng đồng bào Dao. Đến tháng 6 năm 1942 Bác lại cho dọn lên núi, vùng Lũng Dẻm thuộc khu núi đá Lam Sơn. Bác làm thơ:[/size]
[size=large] Lục nguyệt nhị thập tứ[/size]
[size=large] Thượng đáo thử sơn lai[/size]
[size=large] Cử đầu hồng nhật cận[/size]
[size=large] Đối ngạn nhất chi mai[/size]
[size=large] Dịch là:[/size]
[size=large] Hai mươi tư tháng sáu[/size]
[size=large] Lên ngọn núi này chơi[/size]
[size=large] Ngẩng đầu mặt trời đỏ[/size]
[size=large] Bên suối một cành mai[/size]
[size=large] (Tố Hữu dịch)[/size]
[size=large] [/size]
[size=large] [/size]
[justify][size=large](Thơ Hồ Chí Minh - Thư pháp: Cụ Lê Xuân Hoà)[/size][/justify]
[size=large] Bác có một tâm hồn thơ dào dạt. Việc nước, công tác cách mạng, việc tham gia lao động hằng ngày, bao thứ bận rồi, nhưng gặp một cảnh đẹp, một ý thơ là Bác có ngay xúc cảm.[/size] Tiếc rằng nhiều khi Bác đọc lên không ghi chép, về sau không ai sưu tầm được.