Tuy nhiên, sau khi chỉ đạo xác minh các nguồn tin trên, ban chuyên án Công an tỉnh Cần Thơ (cũ) nhận thấy các nguồn tin trên không có căn cứ.
Từ đó, công an nhận định các nguồn tin trên có thể do chính tướng cướp Nguyễn Văn Sơn (tức Sơn 'Lụi', SN 1957, ngụ huyện Vĩnh Châu, tỉnh Cửu Long), tung ra hòng đánh lạc hướng CQĐT.
Đúng như nhận định của ban chuyên án, sau một thời gian trốn chui trốn lủi ở Cà Mau, một chiều cuối tháng 10/1989, Sơn 'Lụi' trở về Cần Thơ ăn nhậu.
Sau khi thả mình xuống nệm trong một 'động quán', Sơn 'Lụi' ngoắt 2 tiếp viên xinh đẹp lại ngồi với mình.
Ảnh minh họa
Tại cuộc vui chơi với em út, Sơn liên tục 'nổ', chẳng coi ai ra gì, hắn còn thách đố: 'Tao là tướng cướp Sơn 'Lụi', đứa nào dám đi báo công an tao bắn vỡ sọ'.
Nhưng hắn không ngờ rằng, trong số các cô đào hôm ấy có Hồng Thắm - con cháu của một gia đình từng bị hắn cướp hết tài sản.
Nén lòng căm thù, Hồng Thắm cầm ly bia lại bên Sơn 'Lụi': 'Chúc mừng đại ca, đêm nay đại ca về đâu cho em theo với'. 'OK, em về Vĩnh Long với anh nhé!'
Như chỉ chờ có thế, Thắm vội vã rời cuộc nhậu đi nhanh về phía nhà xe.
Đạp hoài mà chiếc xe máy cà tàng vẫn không chịu nổ máy, Hồng Thắm dắt ra ngoài nhờ một thanh niên đạp giúp.
Chiếc xe vừa nổ máy, Hồng Thắm phóng một mạch đến Công an phường Cái Khế trình báo. Thấy các anh công an có vẻ hoài nghi, Hồng Thắm nói:
'Không tin em thì các anh cũng không được làm động để hắn chạy mất, để em đi báo cáo với công an hình sự'.
Được rồi, em chờ anh điện tắt về Phòng CSHS tỉnh là xong ngay - đồng chí Trưởng Công an phường Cái Khế nói.
Ngay sau đó, 2 đồng chí lãnh đạo Phòng CSHSCông an TP Cần Thơ cùng các trinh sát có mặt tại công an phường bàn kế hoạch bắt giữ Sơn.
Cuộc đón tiếp Sơn 'Lụi' được các trinh sát hình sự Cần Thơ tổ chức khá chu đáo tại bến phà Cần Thơ mà người diễn kịch khá xuất sắc chính là Hồng Thắm.
Khi chuyến phà cuối cùng sắp rời bến thì Sơn 'Lụi' bước nhanh xuống mua vé qua phà. Từ phía sau, Hồng Thắm ôm chầm lấy hắn kêu lên: Bắt dùm tên móc túi, bớ người ta…
Nhanh như chớp, các trinh sát ập đến bắt giữ.
Tên cướp khét tiếng một thời tung hoành trên sông nước miền Tây đã từng thoát lưới công an nhiều lần giờ sa lưới mưu mẹo của 1 cô gái miền Tây xinh đẹp và dũng cảm.
Sơn 'Lụi' được chuyển giao cho Công an tỉnh Cửu Long (cũ, sau này tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh) ngay trong đêm.
Nửa năm sau, trong một phiên tòa lưu động trên sông Hậu, tên cướp khét tiếng Sơn 'Lụi' đã đền tội bằng bản án tử hình.
Ảnh minh họa
Một cán bộ điều tra kể, năm 1976, Sơn làm trưởng công an xã. Sau vụ một mình diệt 6 tên phản động nổi loạn, tiếng tăm Sơn 'Lụi' nổi như cồn.
Thế nhưng thái độ công thần và bản tính ngang tàng, Sơn 'Lụi' lao vào con đường ăn chơi, bị kỷ luật ra khỏi ngành Công an vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Rẽ lối vào con đường bất lương, Sơn như xe không phanh khi xuống xứ Rạch Giá tập hợp dân du thủ, du thực ở địa phương hình thành 1 băng cướp nguy hiểm.
Nhiều lần băng nhóm của Sơn 'Lụi' bị Công an Kiên Giang phục kích, giăng lưới nhưng với bản tính côn đồ và là từng có thời gian phục vụ trong ngành công an nên Sơn đều thoát thân ngoạn mục, các đàn em của hắn thì bị dính lưới.
Đến năm 1982, trong 1 lần gây án ở tỉnh Hậu Giang, Sơn bị bắt giữ nhưng lần này hắn trốn thoát khỏi nhà đá.
Giữa năm 1989 Sơn 'Lụi' quay về đất cũ, là Bình Minh, Cửu Long để tiếp tục vẫy vùng.
Lúc bấy giờ cơ quan công an đã xác định rõ các vụ cướp, giết táo bạo do Sơn và đồng bọn gây ra và hồ sơ của ban chuyên án sau này cũng thể hiện những nhận định trên là hoàn toàn chính xác.