Tin tức - pháp luật 2013-05-21 07:02:00

Chơi như thế nào với Trung Quốc để ta có lợi?


[justify]Bà Vũ Kim hạnh kể: “Tất cả các hội chợ ở Trung Quốc, doanh nghiệp Thái Lan tham gia rất động. Họ làm thành “Ngôi nhà chung Thái Lan” rất hoành tráng cho doanh nghiệp của họ tham gia để quảng bá, giới thiệu hàng Thái cho khách hàng Trung Quốc rất rầm rộ, hấp dẫn. Còn ta lèo tèo mấy gian hàng bày bán đồ gỗ của các làng nghề, đơn sơ mà chẳng có thương hiệu gì hết…”[/justify]
[justify]“Không sợ” thì sẽ làm được[/justify]
[justify]Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Kinh nghiệm chống ngoại xâm của ông cha ta ngàn năm qua cho thấy, Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc gấp nhiều lần. Nhưng cha ông ta “không sợ” mỗi khi có chiến tranh thì bảo vệ được độc lập cho đất nước. Trong thương mại, tôi nghĩ, đừng sợ, cứ làm đi, nghiên cứu để “biết địch, biết ta” thì sẽ đạt kết quả.[/justify]
[justify]
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc - Ảnh: Anh Quân.

[/justify]
[justify]Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Ta sợ là vì chưa nắm được thông tin về họ. Ta phải có phương cách tiếp cận phù hợp. Như một cô gái cứ băn khoăn “Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ” vậy thì làm sao được. Vấn đề là “yêu” như thế nào để “có lãi” chứ đừng “lỗ” chứ. “Yêu” tức là phải mở cửa, mạnh dạn làm ăn với họ.[/justify]
[justify]Trung Quốc đang là thế lực kinh tế mới nổi, rất mạnh trên thế giới. Trên thế giới có 3 chương trình lớn mà quốc gia nào đủ mạnh thống lĩnh được thì sẽ thắng. Thứ nhất là nguồn năng lượng; thứ hai là thị trường lương thực, thực phẩm; thứ ba là thị trường tài chính. Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu, ngày càng mạnh, đủ sức làm chủ thị trường lượng thực – thực phẩm toàn cầu.[/justify]
[justify]Nói cách khác, Trung Quốc sẽ khống chế thị trường nông sản thế giới với giá do Trung Quốc đưa ra. Những nước có khả năng cung cấp nông sản dù muốn hay không cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như Việt Nam ta, 90% nguyên liệu khoai mì (sắn) do Trung Quốc mua. Đến lượt gạo, cao su cũng vậy. Đây là quan hệ Xanh – đi – ca, tức khống chế quan hệ cung – cầu trên thị trường quốc tế.[/justify]
[justify]Dù muốn hay không Việt Nam phải rất khôn ngoan trong mối quan hệ này để có lợi cho mình.[/justify]
[justify]Bà Vũ Kim Hạnh: Nhiều doanh nghiệp của ta nghĩ sai lầm rằng Trung Quốc sản xuất được từ máy bay đến cây kim, cái gì họ cũng làm được. Hàng của mình làm sao vào được.[/justify]
[justify]Thật ra, trong dải tiêu dùng mênh mông đó có rất nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam. Tôi đi qua đó, vào các hệ thống siêu thị thấy một số hàng Việt Nam bán rất được. Cà phê bán được nhiều lắm, nhất là cà phê Trung Nguyên. Trà bán được. Giày dép của Biti’s, Bita’s được người tiêu Trung Quốc mua dùng nhiều. Rồi hàng hà sa số các mặt hàng thực phẩm như bánh đậu xanh, bánh pía, sữa, trái cây, rau câu, các loại mì, nông sản tươi và nông sản sấy khô…[/justify]
[justify]
Sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích

[/justify]
[justify]Đặc biệt có những cơ hội rất lớn xuất hiện mà ta nhanh nhẹn có thể tận dụng. Đó là tình trạng người tiêu dùng Trung Quốc không còn tin tưởng chất lượng hàng Trung Quốc, nhất là hàng thực phẩm, chế biến, họ quay qua sính hàng ngoại. Họ đã đi qua Hong Kong và các nước thu mua gom sữa mang về dùng. Trong nước họ tìm mua các mặt hàng thực phẩm, chế biến nước ngoài. Hàng Việt Nam dù chưa phải là hàng hiệu nhưng vẫn được quan tâm[/justify]
[justify]“Có quyết tâm đi thì sẽ tới…”[/justify]
[justify]Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Ai dám bảo nước Mỹ không mạnh? Mạnh quá đi chứ, mạnh nhất thế giới. Thế nhưng tại sao nước Mỹ vẫn phải đánh thuế “chống phá giá” để bảo vệ doanh nghiệp Mỹ? Rõ ràng dù là rất mạnh nhưng Mỹ vẫn có chỗ không mạnh. Giống như ông cha ta nói “mạnh từng phần thôi”.[/justify]
[justify]Trung Quốc cũng vậy, rất mạnh nhưng cũng có những nơi không thể mạnh được, ta tìm ra chỗ đó để “chọc khe” thì sẽ thành công. Một số doanh nghiệp Việt Nam ta đã “chọc khe” thành công đấy.[/justify]
[justify]Tôi thấy kinh nghiệm “chọc khe” của doanh nghiệp Việt Nam thành công đưa cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ có thể thành công ở thị trường Trung Quốc. Vấn đề là ta phải nghiên cứu tìm ra chỗ không mạnh của họ.[/justify]
[justify]Tiếp theo là thị trường luôn thay đổi nên sản phẩm cũng không ngừng cải tiến thay đổi. Ban đầu là một trong một rồi đến hai trong một, ba trong một, bốn trong một. Tức là liên tục thay đổi dòng đời sản phẩm. Nếu không cũng sẽ thất bại.[/justify]
[justify]Như sản phẩm kẹo dừa Bến Tre của ta, lúc đầu đã “chọc khe” rất thành công ở thị trường Trung Quốc. Nhưng sản phẩm kẹo dừa cứ một trong một mãi. Người Trung Quốc phát hiện, mua dừa Bến Tre về, dựa vào mẫu kẹo dừa, nâng cấp thành sản phẩm cao cấp, chất lượng hơn. Ta mất thị trường. Nay Bến Tre phần lớn chỉ bán dừa trái cho Trung Quốc để họ làm kẹo dừa trên đất nước của họ![/justify]
[justify]
Giới thiệu hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc

[/justify]
[justify]Bà Vũ Kim Hạnh: Ta có quyết tâm đi thì sẽ tới. Tôi tin như vậy. Tôi biết có những doanh nghiệp đã đầu tư ở Trung Quốc và thành công. Ví dụ như cân Nhơn Hòa đã đeo đuổi cả chục năm nay, đầu tư xây nhà máy sản xuất cân ở Phòng Thành, Quảng Tây. Cân Nhơn Hòa không chỉ đánh bạt cân Trung Quốc ở Việt Nam mà còn cạnh tranh rất hiệu quả bên thị trường Trung Quốc. Người Trung Quốc làm giả cân Nhơn Hòa bán, bị Nhơn Hòa kiện thua ngay trên đất Trung Quốc![/justify]
[justify]Nhiều ngành hàng khác của ta hoàn toàn có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc. Nếu chúng ta có cách làm tốt, không “được chăng hay chớ” như hiện nay thì tình hình sẽ khác.[/justify]
[justify]Ai là nhạc trưởng?[/justify]
[justify]Bà Vũ Kim Hạnh: Ta cần có chiến lược cho hàng Việt Nam vào Trung Quốc. Để thực hiện được, cần phải có các công ty phân phối lớn đủ mạnh bên Trung Quốc. Hoặc có thể liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc. Hoặc thuê công ty có uy tín, năng lực của Trung Quốc kết nối đưa hàng Việt Nam vào hệ thống tiêu thụ, siêu thị của Trung Quốc.[/justify]
[justify]Cái khó ban đầu là cần đầu tư để có kênh phân phối để đưa hàng Việt vào. Khi đã có chỗ đứng, giống như có trớn rồi thì cứ tiếp tục làm và mở rộng, khuyếch trương ra.
Trong nước, Nhà nước cần chấn chỉnh quản lý chặt chẽ thị trường nội địa. Mặt khác, cần có cơ quan nghiên cứu thị trường Trung Quốc, theo dõi sát sao để nhận ra cơ hội thị trường với từng ngành hàng, cung  cấp những thông số cần thiết về người tiêu dùng Trung Quốc, huấn luyện cho doanh nghiệp, người sản xuất, nhà chế biến hiểu biết về thị trường Trung Quốc để tổ chức sản xuất. Cùng với đó là tổ chức quảng bá cho hàng Việt Nam ở Trung Quốc vào các ngày hội torng các hội chợ Trung Quốc. Các nước Asean vẫn làm rất mạnh và rất thường xuyên.
[/justify]
[justify]
Giới thiệu hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc

[/justify]
[justify]Ai sẽ làm điều này? Bản thân doanh nghiệp của chúng ta không thể đủ sức làm mà phải là cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước.[/justify]
[justify]Thưa chị, Nhà nước đứng ra tổ chức, đầu tư như vậy có vi phạm điều gì trong những cam kết của WTO không?[/justify]
[justify]Bà Vũ Kim Hạnh: Chẳng vi phạm gì cả. Ngược lại, WTO còn khuyến khích nữa đấy. Miễn sao đừng đưa tiền cho doanh nghiệp để họ sử dụng làm méo mó môi trường cạnh tranh thôi. Còn Nhà nước hổ trợ doanh nghiệp bằng chính sách, cung cấp thông tin thị trường thì chẳng ai cấm đâu mà lo.[/justify]
[justify]Ở tầm vĩ mô, Nhà nước nên có chính sách để tăng cường chính ngạch, dần dần hạ bớt tiểu ngạch. Cách đây mấy tháng tôi có dịp đọc được kiến nghị của nhóm cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển kiến nghị một số chính sách và biện pháp với thị trường Trung Quốc rất đáng quan tâm và cần thiết. Tiếc rằng chưa thấy có động tỉnh gì.
Trong đó đáng chú ý là bản kiến nghị đã đưa ra đề xuất, với những mặt hàng chiến lược mà Trung Quốc phải nhập nhiều và thường xuyên, ta nên không cho xuất tiểu ngạch nữa mà phải nâng lên chính ngạch.
[/justify]
[justify]Tôi rất lo là năm 2015 đang đến gần, lúc đó thị trường Asean + 1 hình thành, không còn thuế quan nữa. Liệu hàng của mình có đi được qua nước khác không trong khi hàng hóa của họ đã đầy ở nước mình?[/justify]
[justify]Nhà tư vấn Mộc Quế: Trung Quốc có khoảng 1 triệu siêu thị, chợ đầu mối, Việt Nam cần có chính sách và biện pháp xúc tiến thương mại thâm nhập vào đây. Đồng thời cần huấn luyện nhân lực cho những kế hoạch chiến lược này chứ không thể làm chung chung được.[/justify]
[justify]Thời nhà Mãn Thanh 12 nước tư bản tiến vào Trung Quốc đều thành lập các văn phòng tại Trung Quốc để lo đưa hàng hóa vào. Trung Quốc đã vận dụng rất hay kinh nghiệm này trong xúc tiến thương mại. Ta cần phải học, tận dụng kinh nghiệm tương tự như thế. Các ngành hàng cần có văn phòng tại Trung Quốc và có kế hoạch xúc tiến đưa hàng vào siêu thị, chợ đầu mối bên Trung Quốc. Nhà nước cần hổ trợ vốn, công nghệ và kho hàng cho doanh nghiệp có hàng đi Trung Quốc. Lãnh đạo các Bộ ngành liên quan cần đồng hành cùng doanh nghiệp trong chiến lược này .[/justify]
[justify]Thưa giáo sư Ngô Vĩnh Long, ông có thể có một góc quan sát cho vấn đề này không? Kinh nghiệm ở Mỹ và các nước phát triển  có thể góp thêm cho Việt Nam cách xử lý như thế nào trong thương mại Việt Nam và  Trung Quốc?[/justify]
[justify]Giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine (Hoa Kỳ): Việt Nam  khó có thể rút ngắn tỷ lệ thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong khi Trung  Quốc hàng tồn kho quá nhiều và sẵn sàng đổ đống sang Việt Nam với bất cứ giá nào. Thêm vào đó thì hàng Việt Nam  đắt hơn và xấu hơn. Nếu người tiêu dùng ở Việt Nam có thu nhập cao hơn thì có thể họ sẽ mua hàng tốt hơn của nước khác chứ không phải của Việt Nam. Người tiêu dùng ít tiền cần hàng rẻ nên nếu chính phủ có cấm hàng Trung Quốc vì họ bán đổ bán tháo thì cũng khó có thể ngăn chặn buôn lậu được. Các nước ASEAN có thặng dư với Trung Quốc vì họ bán sang bên đó những mặt hàng có giá trị thặng dư cao. Việt Nam chỉ bán những nông phẩm và và nguyên, nhiên liệu sang Trung Quốc là chính. Và những mặt hàng nầy bao giờ giá trị cũng thấp hơn các mặt hàng chế biến.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, nếu Việt Nam xuất sang các nước tiên tiến những nông sản, hải sản, thuỷ sản, v.v., có chất lượng thì sẽ thu nhập được nhiều hơn. Đó là một trong những lý do tại sao Việt Nam  có xuất siêu với Hoa Kỳ và một số nước Âu Châu. Do đó, Việt Nam nên tìm cách “xoay trục” và “tái định hướng” chính sách ngoại thương và phát triển.
Nói cách khác ta cần đa đạng thị trường!
[/justify]
Chủ đề đã bị khoá hoặc bạn không đủ quyền thực hiện tác vụ này

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)