Người mẫu - hoa hậu 2009-06-03 04:04:56

Chỗ đứng của người mẫu "Hạng Bét" b-) b-)


[size=3]Trong chuyên đề Siêu mẫu Việt - Em là ai?, chúng tôi đã đề cập đến một phần nổi, hào nhoáng, hấp dẫn nhất của thế giới người mẫu: đó là thế giới của các siêu mẫu, các vedette, các người mẫu hạng “top” có danh hiệu.

Nhưng thế giới nào cũng có phần chìm, phần lớn hơn, nhiều bóng tối, và cũng chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí nhiều khi còn vô cùng kinh khủng - trong thế giới người mẫu, đó là những người mẫu hạng… bét, những người mẫu vô danh, chỉ luôn đứng vị trí “lót”, làm nền cho các ngôi sao, mặc những bộ đồ xấu nhất, ít được nhà thiết kế chăm sóc nhất, nhận tiền ít nhất…

[/size]

[size=3][/size]

[size=3]Và nếu như ở Việt Nam, nghề người mẫu dù sao cũng chỉ đang đi những bước đầu tiên, khoảng cách giữa phần sáng và tối, giữa vedette với người mẫu hạng C thật ra cũng chưa quá lớn, thì, ở những kinh đô thời trang lộng lẫy nhất thế giới, nơi các vedette được trả hàng triệu đô la cho một hợp đồng quảng cáo vẫn có những người mẫu phải nhảy lầu tự tử!

Tiếp theo chuyên đề Siêu mẫu Việt - Em là ai là chuyên đề Người mẫu - Phía sau hào quang sẽ hé mở phần nào một phần của thế giới thường bị bưng bít. Hãy dõi theo câu chuyện của một người mẫu lăn lộn bảy năm trong nghề nhưng đây là lần đầu tiên “được lên báo”. Hãy dõi theo số phận hiu hắt của những “lò” đào tạo người mẫu ở TP.HCM một thời xôm tụ. Và những câu chuyện đẫm bóng tối, ma túy và bạo lực trong thế giới người mẫu quốc tế…[/size]


[size=3]*****[/size]

[size=3]Giữa một “rừng” siêu mẫu vẫn có chỗ cho những người mẫu hạng bét. Câu chuyện của một người mẫu không có hạng, nhận định của hai chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm, đào tạo, cung ứng người mẫu và một người mẫu từng hoạt động trong làng thời trang quốc tế phần nào làm sáng tỏ vấn đề này.

Người mẫu Ngô Minh Thư: Được làm nghề chân chính là tốt rồi![/size]


[size=3][/size] [size=3]Người mẫu Ngô Minh Thư[/size]

[size=3]24 tuổi, vào nghề từ năm mới học lớp 11 (bước ra từ CLB Hoa Học Đường) nhưng đến nay, sau bảy năm theo nghề, Ngô Minh Thư vẫn ở vị trí người mẫu không có thứ hạng, nhận những công việc không dành cho người mẫu tên tuổi, thậm chí còn không được chụp hình để lên những trang “lót” của báo. Tuy thế, cảm giác tiếc nuối chưa bao giờ có trong cô ngay cả khi biết rằng tuổi thọ của nghề không cao, thời gian làm nghề không cho phép học cái gì ra tấm ra món để làm việc khác khi giải nghệ. Xin nói thêm, đây là lần đầu tiên Minh Thư được báo chí phỏng vấn.

- Chị tham gia cuộc thi Siêu mẫu đầu tiên (năm 2002) và đi trong top 5 người mà trong đó có đến hai siêu mẫu (Bằng Lăng, Vũ Thu Phương), cảm giác của chị lúc đó như thế nào?

- Tôi đã rất khớp. Đó cũng là lần đầu tiên tôi bước lên sân khấu. Ra sau cùng trong top 5 người đó, tôi đã muốn dừng lại, nhưng được hai MC là Thanh Bạch và Trương Ngọc Ánh động viên, tôi đã cố đi ra với những bước chân “lật đật”.[/size] [size=3]Thật ra, trước đó, tôi đã khớp vì những chuyện trong hậu trường, chẳng hạn sự cách biệt một trời một vực trong cách cư xử của các nhà thiết kế trang phục giữa người đã ở trong nghề và kẻ chân ướt chân ráo như tôi, nếu họ cưng các cô đẹp như trứng mỏng, dành cho những bộ đẹp, vừa nhất thì họ quăng cho tôi những bộ đồ bình thường nhất và để tôi muốn làm gì thì làm, thậm chí người giữ đồ còn nhất quyết không đưa cho tôi chiếc khăn đi kèm với bộ đầm mà tôi mặc.[/size]
[size=3]Đến bây giờ, tôi đã quen với sự lạnh nhạt của các nhà thiết kế, quen với chuyện mình luôn ở top đi ra đầu tiên trong mỗi buổi diễn, nghiễm nhiên chấp nhận mặc những bộ đồ xấu, quá rộng hoặc quá chật so với cơ thể.[/size]

[size=3]- Nhưng chị vẫn quyết đi theo nghề này bằng việc theo học tại CLB Hoa Học Đường sau khi tay trắng bước ra khỏi cuộc thi Siêu mẫu, phải chăng chị vẫn hy vọng mình sẽ thành vedette?

- Nếu nói là không hy vọng thì cũng không đúng nhưng tôi cũng biết khả năng của mình chỉ được như thế, dù tôi đã rất cố gắng. Thật ra, lúc tôi đi học làm người mẫu, bố mẹ tôi đồng ý và khuyến khích chỉ vì mong rằng đó là bàn đạp để tôi tiến sang một nghề khác có thu nhập khá: nghề tiếp viên hàng không. Và họ cũng không ngờ tôi lại say mê công việc này đến nỗi không thể học thêm được cái gì khác như tiếng Anh, vi tính chứ đừng nói đến chuyện học đại học.[/size]


[size=3][/size] [size=3]Gỡ tóc sau một show diễn. (Ảnh: Vân Anh)[/size]

[size=3]- Chị có thể nói về những việc mà những người mẫu vedette không bao giờ làm (nếu có làm thì chỉ là khi họ còn vô danh) được không?

- Đó là làm PG, làm người mẫu cho người ta cắt, bới tóc với những kiểu kỳ quái nhất trong các show tóc, người mẫu cho show body painting… Làm PG thì cứ giày cao một tấc mà đứng yên một chỗ cả ngày, nhưng thế còn đỡ hơn làm người mẫu trong các show tóc. Tôi đã từng trở về với mái tóc không giống ai vì bị nhuộm đỏ nguyên phần đỉnh đầu như cái bờm ngựa, rồi bị màn “múa kéo” của nhà tạo mẫu tóc khiến mái tóc dài ngang hông của tôi nham nhở đến nỗi khi sửa lại thì nó cụt lên đến vai, mà lớp ngoài cùng thì cao lên gần đỉnh đầu.[/size]
[size=3]Làm mẫu cho show body painting còn kinh hoàng hơn, tôi phải mặc áo ống và quần “chip”, có khi còn bị quấn thêm vải, rồi bị vẽ khắp người, ngứa mà không được gãi, mỏi chân không được ngồi, không chỉ vẽ khắp mặt, người mà tóc cũng bị bới cho bê bết. “Chịu trận” như thế từ 7h sáng đến tận 8- 9h tối mà chỉ nhận được 300.000 đồng. Lúc mới vào nghề, có khi tôi chỉ nhận được 50.000 đồng cho một show như vậy.[/size]
[size=3]- Không nổi tiếng sau bảy năm với nhiều nỗ lực như thế, thu nhập mỗi tháng cũng chỉ được từ 3-5 triệu, chỉ đủ chi tiêu cho bản thân với một cuộc sống được cha mẹ bao bọc, vậy chị mong đợi điều gì ở nghề này?

- Giống như người ta chọn những nghề khác phù hợp với mình, tôi chọn nghề người mẫu vì tôi thích cái cảm giác sung sướng khi được đứng trên sân khấu. Nếu người mẫu nổi tiếng có show đều với mức cát-sê cao thì tôi cũng có show đều với mức cát-sê phù hợp với khả năng của mình. Đến nay, tôi vẫn làm nghề một cách chân chính nhất, luôn luôn đúng giờ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật của các nhà tổ chức, bầu show, đạo diễn… (cũng vì những người như tôi không được cưng chiều như các bạn vedette), như vậy là tốt rồi.[/size]


[size=3][/size] [size=3]Và đứng chờ phát quà trong một show sự kiện. (Ảnh: Nhiêu Huy)[/size]

[size=3]- Vậy có điều gì để chị tiếc nuối không?

- Tôi tiếc mình không cao thêm được mấy phân nữa để kéo dài được tuổi nghề. Tôi chỉ cao 1m67, trong khi bây giờ, các người mẫu diễn lót trẻ cũng có chiều cao trên 1m70, điều đó nếu không khiến tôi thiếu tự tin khi bước trên catwalk chung với họ thì cũng làm cho các bầu show không gọi đến tôi nữa vì sợ chiều cao của tôi quá khập khiễng so với mặt bằng chung.

- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện cởi mở này.[/size]


Trích:
[size=3]Tạ Nguyên Phúc (C.ty người mẫu P.L): Thị trường luôn cần những người mẫu hạng C

Ở công ty P.L của chúng tôi, trong một lớp người mẫu có khoảng 40 học viên thì chỉ có một đến hai người nổi bật và có khả năng trở thành vedette. Số còn lại tuy không được như vậy nhưng rất nhiều bạn có lòng đam mê và quyết tâm theo nghề, luyện tập, trau dồi với ước mong một ngày nào đó sẽ nổi tiếng. Xuân Lan là một trong số những người mẫu như thế, cô ấy đã rất nỗ lực để từ một người ít tiềm năng trở thành một top vedette trong thời gian dài.[/size]
[size=3]Đã từng là một người mẫu, tôi cho rằng việc tạo điều kiện cho những người có lòng đam mê thật sự với nghề, hướng dẫn để họ phát huy tối đa khả năng của họ là việc mà các lò đào tạo người mẫu cần phải làm. Mặt khác, giống như ngành ca nhạc, ngành người mẫu cũng luôn luôn cần có những người mẫu hạng C hay hạng bét vì có những công việc cần đến họ, dành cho họ chứ không phải chỉ toàn việc dành cho vedette hay hạng A.

Vũ Khắc Tiệp (C.ty người mẫu Venus): Thị trường chỉ cần người mẫu đẹp!

Có rất nhiều người tìm đến Venus để xin học làm người mẫu nhưng công ty chúng tôi chỉ nhận đào tạo những người có triển vọng bởi vì trong một show diễn, người ta chỉ chọn người mẫu hạng A và hạng B (trong đó 7 người hạng A, 3 người hạng B), mà hạng B cũng toàn những người xinh đẹp, chỉ là họ chưa có danh hiệu thôi. Tôi cho đó là tiêu chuẩn đúng, có nhan sắc thì mới nên làm người mẫu vì họ phải đẹp để cho công chúng ngắm nhìn.[/size]
[size=3]Năm 2007, công ty tôi có 20 người mẫu thuộc hai hạng A và B; năm 2008 chỉ còn lại 6 người và có thêm 7-8 người mới, đến năm nay thì trong số 20 người kia chỉ còn lại 4 người. Các cô đó bỏ nghề vì lấy chồng, vì chuyển nghề khác. Tôi thấy sự tự đào thải như vậy cũng phù hợp, xã hội luôn cần sự mới mẻ, cần các người mẫu trẻ trung, xinh đẹp chứ không cần người mẫu cũ bởi dù họ có khuôn mặt đẹp những chiều cao không được như lớp người mẫu mới nên họ bị đào thải.

Nathan Lee (người mẫu): Người mẫu không đạt chuẩn catwalk kiếm được nhiều tiền hơn!

Ở châu Âu, người mẫu có nhiều loại công việc. Nếu không đủ tiêu chuẩn để trình diễn thời trang trên catwalk (nữ cao từ 1m75 trở lên, vòng ba không quá 87cm, nam cao từ 1m83 đến 1m87, thân hình săn chắc nhưng không được cơ bắp), họ sẽ nhận những công việc khác như chụp hình, quảng cáo, người mẫu show room, lễ tân cho các thương hiệu thời trang lớn hoặc thậm chí là lễ tân quán bar.[/size]
[size=3]Tuy đẳng cấp của họ không bằng người mẫu catwalk nhưng thu nhập của họ đều đặn và nhiều hơn người mẫu catwalk đấy (tất nhiên là không so với các vedette). Một điều thú vị nữa là tuổi nghề của họ có thể dài hơn rất nhiều so với người mẫu catwalk. Công ty cung cấp người mẫu không đủ tiêu chuẩn diễn catwalk còn nhiều hơn công ty cung cấp người mẫu đủ tiêu chuẩn diễn catwalk.[/size]
[size=3]Có một điều khác biệt, ở các kinh đô thời trang thế giới không hề có lò đào tạo người mẫu, nơi thực hiện đào tạo chính là các công ty người mẫu. Và thường thì khi muốn bước vào nghề, người mẫu phải tự học, tự thích nghi với tiêu chuẩn của nơi họ làm việc.[/size]

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)