Điện thoại - Tablet 2013-05-07 11:37:27

Camera nhiều "chấm" không phải lúc nào cũng ngon


 


Trước đây, đã có những người đi tiên phong về tăng số “chấm” trên camera như là Pantech Discover (12.6 megapixels) hay là Nokia 808 PureView với 41 MP cao ngất ngưởng, chủ yếu để làm quảng cáo thổi phồng nhằm gây ấn tượng cho người dùng. Với công nghệ hiện nay, chất lượng không đồng đều giữa các điện thoại với nhau và để đáp ứng đủ nhu cầu và hợp túi tiền thì camera 8 MP là “tốt nhất” rồi.

Để đấu tranh cho nhận thức trên và chứng minh rằng không phải cứ nhiều “chấm” là tốt, HTC, không lâu trước đây đưa vào Titan II camera tới 16 MP, lại đưa vào siêu phẩm mới nhất của mình camera chỉ vỏn vẹn có 4 MP và thêm vào đó công nghệ “ultrapixel” với lập luận là kích thước điểm ảnh sẽ mang lại chất lượng tốt hơn cho bức ảnh.

Hẳn nhiên, tất cả những người rành chụp ảnh đều biết, chất lượng của một bức ảnh không phụ thuộc vào số điểm ảnh nhiều hay ít (ít quá thì cũng không nên). Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kích thước và chất liệu (chất lượng) của ống kính máy ảnh, cảm biến ánh sáng, phần cứng xử lý hình ảnh và phần mềm xử lý, tất cả chúng đều ảnh hưởng tới nhau. Hãy cùng xem xét các yếu tố đó và nếu là bạn là một chuyên gia chụp ảnh, bài viết này có thể không dành cho bạn.


Thành phần quan trọng số 1: Cảm biến



Camera trên HTC One, Samsung Galaxy S4, iPhone 5 và BlackBerry Z10


Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên đều sẽ cho bạn biết thành phần quang học quan trọng nhất là cảm biến hình ảnh, bởi đó là phần để “chụp lại ánh sáng”. Cảm biến về cơ bản được xem giống như là “film” của một camera kỹ thuật số. Không có ánh sáng, không có hình ảnh.

Ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh, sau đó đi qua cảm biến, tiếp nhận thông tin và chuyển nó thành tín hiệu điện tử. Từ đó, bộ xử lý hình ảnh tạo ra hình ảnh và tinh chỉnh nó để chỉnh sửa một số khiếm khuyết khi chụp ảnh như là noise chẳng hạn. Kích thước của cảm biến hình ảnh là rất quan trọng, Nói chung, cảm biến lớn sẽ tạo ra điểm ảnh lớn, điểm ảnh lớn có thể thu được nhiều ánh sáng hơn và khi “bắt” được nhiều ánh sáng thì hình ảnh của bạn sẽ tốt hơn (đây chính là điều HTC muốn nói với công nghệ ultrapixel của họ).

Cảm biến lớn hơn cũng là lý do mà các máy chụp hình chuyên nghiệp DSLR có 8 MP sẽ cho hình ảnh đẹp hơn rất nhiều so với camera 8 MP trên smartphone. Bạn sẽ có cùng số điểm ảnh nhưng những điểm ảnh trên máy ảnh DSLR lớn hơn cho ra chất lượng hình ảnh tốt hơn. Tất nhiên, khi nói đến chất lượng ảnh chụp thì phải nói đến chất lượng của lens (một trong những điều gây đau khổ cho dân chơi ảnh) nhưng trong phạm vi bài này không đề cập đến lens.


Sự sai lầm của megapixel



HTC One là smartphone đầu tiên đi ngược với xu hướng tăng số điểm ảnh


Bạn có thể bắt đầu thấy rằng nhồi nhét nhiều điểm ảnh vào một bộ cảm biến có thể không phải là cách tốt nhất để tăng chất lượng. Điều đó đã ít được suy xét trong ngành công nghiệp điện thoại di động. Jon Erensen, một nhà phân tích của Gartner đã nhớ lại bước nhảy vọt của camera trên điện thoại từ 1 MP lên 2 MP, "Họ sẽ làm cho kích thước điểm ảnh nhỏ hơn (để vừa với nhiều điểm ảnh hơn), nhưng cảm biến hình ảnh vẫn giữ nguyên".

“Kết quả xảy ra là khi giảm kích thước điểm ảnh như thế thì khả năng bắt sáng sẽ giảm, ánh sáng sẽ rất khó khăn để đến được phần nhạy sáng (photo-sensitive) của cảm biến, cuối cùng, độ phân giải tăng lên không mang lại giá trị gì nhiều mà góp phần làm tăng noise (độ nhiễu) của bức ảnh".

Thật không may, hầu hết các nhà sản xuất smartphone không chia sẻ chi tiết về các thành phần máy ảnh của họ và kích thước cảm biến, vì vậy cho đến khi chúng ta tự kiểm tra chúng và tự trải nghiệm chúng thì mới thấy được. Ngay cả khi các nhà sản xuất smartphone đã công bố chi tiết, những thông số kỹ thuật đó sẽ ít được đa số người mua sắm smartphone chú ý hoặc không thể hiểu nó mang ý nghĩa gì, chỉ cần số megapixel cao là ngon rồi.


Thực chất camera 41 MP PureView của Nokia là gì?



Hình chụp bằng Nokia 808 PureView


Câu chuyện đằng sau chiếc smartphone của Nokia 808 PureView thực sự thú vị. Juha Alakarhu là người đứng đầu của công nghệ máy ảnh tại Nokia. Alakarhu giải thích rằng mặc dù Nokia đã thiết kế các 808 để chụp lên đến 41 MP nhưng hầu hết người dùng sẽ xem các bức ảnh mặc định là 5 MP. Thông thường, khi bạn sử dụng zoom kỹ thuật số trên điện thoại, thì giống như bạn đang thổi phồng nó lên, cắt bớt đi để kéo những điểm ảnh gần lại, khi nó bạn sẽ thấy nó giống như những hạt, khối vuông, không sắc nét và màu sắc không được như ý. 

Trong 808 PureView, Nokia sử dụng một quá trình được gọi là "oversampling", với độ phân giải mặc định 5 MP của 808, nén những thông tin “bắt” được trong bảy điểm ảnh thành một (nó được gọi là một "superpixel"). Nếu bạn phóng to một đối tượng, bạn chỉ đơn giản là thấy được một phần của hình ảnh mà đã có trước đó. Phương pháp này giúp chuyển sang hình ảnh có độ phân giải cao khi in ra hoặc khi phóng to bạn vẫn có thể thấy bình thường. Mất 5 năm để tạo ra công nghệ chụp ảnh trong 808 PureView, không chỉ dựa vào kích thước cảm biến lớn (thông số 1:1.2) mà còn có các thuật toán tùy chỉnh để giảm những khuyết điểm của ảnh khi chụp như là noise, nhòe. 


Thành phần quan trọng số 2: Xử lý ảnh


Ngoài kích thước và chất lượng của ống kính, cảm biến hình ảnh thì khả năng xử lý hình ảnh là một yếu tố quan trọng, các smartphone cao cấp nhất hiện nay đã dành riêng một bộ xử lý đồ họa tích hợp trong chip của máy. HTC và Samsung đã đưa chế độ chụp liên tục vào điện thoại của mình và điều đó cần tốc độ xử lý ảnh cao và tăng tốc phần cứng hơn nữa.

Và như đã nói ở đầu bài, phần mềm cũng là cầu nối giữa phần cứng và hình ảnh cho ra cuối cùng. Các thuật toán và logic nội suy khác là những gì tạo ra hình ảnh cuối cùng trên màn hình của điện thoại. 


Và còn thêm gì nữa




Công nghệ để cạnh tranh trong cảm biến máy ảnh vẫn còn tiếp tục, công nghệ cảm biến backside-illuminated đang bắt đầu được sử dụng nhiều hơn trong các smartphone. Đây là loại cảm biến giúp cải thiện hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng vì nó làm tăng độ nhạy sáng (photosensitivity). Tuy nhiên, khi chụp với ánh sáng mạnh, nó có thể khiến hình ảnh bị mất nét.

Chụp trong điều kiện ánh sáng thấp đang trở thành một chiến trường cho sự khoe khoang công nghệ chụp ảnh trên smartpohone. Lumia 920 của Nokia và Apple iPhone 5 hiện đang cai trị vương quốc tối tăm này và hai đối thủ mới nổi khác là HTC One và Samsung Galaxy S4 cũng đang bước vào một cách mạnh mẽ với chế độ chụp tự điều chỉnh ánh sáng tự động (mặc dù là cũng có nhiều chế độ chụp khác nhau).

Trở lại với chụp ảnh ánh sáng yếu, vấn đề cần giải quyết là kích thước cảm biến và bộ xử lý hình ảnh. Nhưng nếu tăng chất lượng cao hơn sẽ cho ra hình ảnh đẹp hơn nhưng giá thành sẽ đắt hơn rất nhiều. Trong khi đó, chi phí cho một bộ phận máy ảnh trên smartphone thường không chiếm tỷ trọng nhiều (hiện tại các nhà sản xuất cũng không công bố là nó chiếm bao nhiêu phần trăm). 

Khả năng sử dụng là vua



Galaxy S4 tích hợp rất nhiều "đồ chơi" cho máy ảnh


Điều này nhanh chóng trở thành một phương châm cho bạn khi lựa chọn máy ảnh. Mặc dù các yếu tố vật lý cấu tạo của máy ảnh quyết định đến chất lượng hình ảnh nhưng khó có thể nói được điều đó sẽ thắng thế so với tính tiện lợi và trải nghiệm của người dùng. Người dùng mong muốn làm thế nào dễ dàng để mở các ứng dụng máy ảnh từ vị trí khóa, làm thế nào nhanh chóng chụp được hình, làm thế nào để có các hiệu ứng đặc biệt và chế độ chụp như ý thích.

Càng ngày, các camera trên smartphone của LG, HTC, Samsung … càng thêm vào nhiều tính năng cho camera như nhận diện nụ cười, chọn hình đẹp nhất trong một loạt hình chụp, dual-camera, ảnh động … và thêm vào đó là khả năng chia sẽ hình ảnh nhanh lên mạng xã hội, vậy là tạm đủ với nhu cầu của người dùng thông thường. Khi đó thì một bức ảnh chụp với 5 MP hoặc 8 MP là dư sức cho họ sử dụng.

Một chuyến đi đến Indonesia minh họa những gì mà Alakarhu của Nokia đã nói. Trong khi leo núi, Alakarhu liên tục chụp hình với 808 PureView, về độ tiện dụng và nhanh thì hơn hẳn những chiếc DSLR cồng kềnh kia. Với những người dùng hàng ngày thì khả năng chụp nhanh và cập nhật tình trạng của mình cho người khác biết (mấy hot girl hay tự sướng chẳng hạn) thì cũng chỉ cần chất lượng hình ảnh tầm tầm.

Chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua số lượng điểm ảnh, trong thông số máy ảnh thì số lượng điểm ảnh là điều gây ấn tượng đầu tiên, nhưng khi nói đến những điều tạo ra một bức ảnh đẹp thì số lượng điểm ảnh là không đủ, những cái số megapixel cao ngất, 13 MP hay 16 MP cũng chỉ mang tính quảng cáo khoe khoang là nhiều, chất lượng thật sự thì phải trải nghiệm đánh giá mới biết được. Cá nhân của người viết thì cho rằng chụp ảnh trên smartphone chỉ là chụp chơi thôi, không thể ra một bức ảnh đẹp được, tuy vậy khi may mắn (điều kiện ánh sáng tốt) cũng có thể có một bức ảnh khá chất và khi cần thiết đem chụp tạm cũng không đến nổi nào.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)