Chuyện lạ 2013-05-13 04:32:47

Cả thị trấn chạy "sô" đi ăn cỗ vì mỗi tháng chỉ được cưới 2 ngày


[size=6]Cả Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc tập trung làm đám cưới vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Chúng tôi đã có mặt ở đây vào thứ 7 vừa qua (ngày 2/4 âm lịch) để theo người dân chạy "sô" đi ăn cỗ.[/size]
[justify]Quy định ngày cưới để tiết kiệm thời gian[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Người dân Thị trấn Yên Lạc vốn nổi tiếng với nghề mộc truyền thống. Đi khắp vùng, nhà nào cũng vang tiếng máy cưa, máy bào, tiếng đục đẽo. Và cũng chính nơi đây, những quy định về việc cưới hỏi đã khiến người dân khác xứ lấy làm lạ. Theo quy ước của Thị trấn, đám cưới chỉ được tổ chức vào hai ngày trong tháng (theo lịch âm) đó là mồng 2 và 16. Riêng các tháng 9, 10, 11 thì thêm hai ngày nữa là ngày 10 và 22.[/justify]
[justify] [/justify]

Yên Lạc làm nghề mộc truyền thống nên việc 

quy định cưới vào hai ngày sẽ tiết kiệm ngày công làm việc cho bà con

 

[justify]Cũng theo quy định này, loa đài phục vụ đám cưới đều phải nghỉ trước 22h để đảm bảo an ninh trật tự tại khu phố, tránh ô nhiễm tiếng ồn tới khu dân cư. Trước mỗi đám cưới, gia đình nhà trai phải lên Ủy ban làm bản cam kết về việc thực hiện cưới hỏi đúng quy định, trong đó có cam kết về việc cưới đúng các ngày địa phương đã quy định, loa đài dừng mở đúng giờ, đảm bảo công tác an ninh trật tự…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trước đây, theo quy ước, cô dâu không được mặc váy cưới mà chỉ mặc áo dài theo truyền thống của quê hương. Nhưng đến ngày nay, khi xã hội phát triển, kinh tế của địa phương ngày càng đi lên, những quy định đó dần được bỏ, cô dâu có thể mặc các loại trang phục phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, cũng là nét văn minh của địa phương khi tiếp thu những cái mới.[/justify]
[justify] [/justify]

Một đám cưới tại Thị trấn Yên Lạc

[justify] [/justify]
[justify]Lý giải về việc quy định cưới 2 ngày trong một tháng, nhiều người dân địa phương cho rằng để tiết kiệm thời gian làm việc cho bà con. Theo anh Nguyễn Văn Tú (thôn Trung, Yên Lạc) cho hay: “Cả Thị trấn chỉ cưới hai ngày trong một tháng, như thế quả là đặc biệt, nhưng người dân Yên Lạc chúng tôi quen như vậy rồi và thấy như thế là tiết kiệm được thời gian cho bà con. Cả vùng đều làm nghề mộc, nếu chỉ cưới 2 ngày trong một tháng, mỗi gia đình chỉ cần mất hai ngày để đi cưới, tiết kiệm được ngày công làm việc”.[/justify]
[justify] [/justify]

Sau khi rước dâu về đến nhà trai làm lễ 

lúc 8h sáng, cô dâu lại quay trở về nhà gái để tiếp khách.

 

[justify]Đặc biệt, trong việc tổ chức hiếu hỷ, người dân Yên Lạc cũng cố gắng thực hiện một cách tiết kiệm nhất. Về Yên Lạc đúng vào ngày mùng 2/4 âm lịch (tức ngày 11/5/2014) – ngày cưới của cả Thị trấn, không khí vui mừng tràn ngập khắp nơi, loa nhạc không quá ồn ào nhưng cũng đủ thông báo cho những vị khách thập phương biết rằng gia đình đang có hỷ. Về việc cỗ bàn trong đám cưới không bị gò bó bởi quy định, nhưng ngươi dân Yên Lạc vẫn tổ chức việc hỷ rất bình dị, tiết kiệm, nhưng vẫn đầy đủ nghi lễ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo ghi nhận của PV, người dân địa phương luôn tận dụng những khoảng sân của gia đình để kê bàn ghế, dựng phông rạp, chứ không thuê rạp rình rang hay làm sân khấu ngoài trời, thuê nhạc sống như trước đây. Mỗi đám cưới chỉ độ mấy chục mâm cỗ. Tình trạng tổ chức đám cưới hàng trăm mâm cỗ đã không còn tại Yên Lạc. [/justify]
[justify] [/justify]

Phông rạp, bàn ghế được trang trí giản dị và tiết kiệm

[justify] [/justify]
[justify]Bác Hoài (thôn Đông, Yên Lạc) chia sẻ, những tháng cuối năm là cao điểm của mùa cưới, nên quy định có nới rộng thêm cho hai ngày là ngày mùng 10 và 22. Những tháng này, cả làng rộn rã đám cưới vào những ngày đã quy định. Còn những tháng khác, việc cưới được dàn đều, nhưng cứ đến ngày, trong Thị trấn ít nhất cũng có vài đám. Đó như là một dấu ấn đặc biệt của Yên Lạc mà đến ngày nay người dân địa phương vẫn gìn giữ và phát huy. [/justify]
[justify] [/justify]

Sân khấu không trang trí sặc sỡ, tốn kém, nhưng đám cưới ở Yên Lạc không vì vậy mà kém vui

 

[justify]Một số bạn trẻ lại cho rằng, việc cưới hỏi là quan trọng của đời người, mất nhiều thời gian, nên để cho mỗi gia đình lựa chọn ngày tháng tổ chức tùy theo điều kiện hoàn cảnh. Tuy nhiên với những quy ước đã được thực hiện từ nhiều năm nay, việc cưới hỏi theo ngày quy định đã trở thành thói quen, thành nếp của người dân Yên Lạc. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Anh Quốc Việt (vừa tổ chức đám cưới ngày 2/4) chia sẻ: “Là người địa phương đây, nên mình tuân thủ quy ước của địa phương, chọn ngày mùng 2/4 làm đám cưới. Mình tự dựng phông rạp để tận dụng khoảng sân trước nhà làm địa điểm tổ chức tiệc. Hai nhà gần nhau nên đi bộ rước dâu cho đỡ tốn kém”. [/justify]
[justify] [/justify]

Chú rể Quốc Việt hạnh phúc trong ngày vui với một 

đám cưới theo đúng phong tục quê hương, tiết kiệm và ấm cúng

 

[justify]Anh Việt cũng cho biết thêm, với quy ước của địa phương, việc tổ chức cưới cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. “Quy định là quy định, nhưng mình vẫn luôn học tập những cái mới hơn, văn minh hơn. Vợ chồng mình có chụp 1 album ảnh cưới để làm kỉ niệm, cô dâu vẫn mặc váy cưới trong ngày trọng đại cả cuộc đời” anh Việt bộc bạch.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Anh Hoàng – một vị khách trong đám cưới anh Việt chia sẻ: “Khi lớn lên đã thấy ở địa phương tôi thực hiện quy ước này rồi và cho đến bây giờ, người dân vẫn giữ những nếp xưa. Cũng chính vì vậy mà đám thanh niên trong thôn như chúng tôi có tháng lại nhộn nhịp việc vào ngày cưới mùng 2 và 16, vì phải giúp đỡ bạn bè trong thôn dựng rạp, kê bàn ghế, làm cổng tân hôn…”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chạy “sô” đám cưới[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những tưởng chỉ có giới nghệ sĩ mới chạy “sô” với các chương trình biểu diễn dày đặc, nhưng người dân Yên Lạc cũng nhiều phen phải chạy “sô” với đám cưới trong vùng. Lý do cũng xuất phát từ quy định chỉ được tổ chức cưới trong hai ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Bởi thế, gia đình nào có con đến độ tuổi dựng vợ gả chồng, đều đợi đến hai ngày quy định để tổ chức đám cưới. Có khi trong vùng phải đến hàng chục đám cưới vào một ngày, nhất là các tháng cao điểm của mùa cưới vào cuối năm.[/justify]
[justify] [/justify]

Vào những tháng cao điểm mùa cưới, có gia đình phải chạy "sô" chục đám cưới một ngày

[justify] [/justify]
[justify]Cô Phúc (người dân Yên Lạc) nói: “Những tháng cao điểm mùa cưới, có gia đình phải chạy “sô” đến chục đám cưới. Như gia đình tôi, đỉnh điểm là năm ngoái có tới 7 đám vào một ngày. Hai vợ chồng phải chia nhau đi mừng, vì các cháu còn nhỏ nên chưa đi thay bố mẹ được. Đi đến nhà nào cũng vội vàng cho kịp giờ nhà sau. Sống cùng làng cùng xóm mà mình không đi được thì cũng thiếu sót quá”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Những ngày cưới cao điểm, cả làng í ới nhau đi ăn cỗ, nhưng nhiều người thú thực, đi đám nhưng đâu có thời gian để ngồi ăn và nhâm nhi chén rượu. Vì phải căn thời gian còn đi mừng cưới gia đình khác. Cũng chính vì thế, xảy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười khi đi ăn cỗ cưới ở Yên Lạc. Nhiều trường hợp chạy liền tù tì mấy đám nên không kịp ăn gì, đến lúc vác cái bụng đói meo về nhà vì mệt. Có trường hợp đi xong mấy đám, đến đám cuối cùng khi vừa vào cổng thì đã thấy ban phục vụ dọn dẹp mâm cỗ cả rồi, nên chỉ mừng cưới cô dâu chú rể rồi đi về.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Bà con nơi đây tâm sự, vui nhất là cảnh cả làng ới nhau đi ăn cỗ cưới. Hầu hết các gia đình đều dừng công việc vào ngày hỷ của cả Thị trấn để chung vui với các gia đình có con dựng vợ gả chồng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không chỉ khách mới phải chạy “sô” với đám cưới. Đến gia đình cô dâu chú rể cũng gặp những phen đau đầu vì “sốt” dịch vụ cưới vào tháng cao điểm. Một ngày có đến hơn chục đám cưới, nên các dịch vụ cưới hỏi cũng khó hơn trong ngày đó, có gia đình phải đặt trước cả tháng mới thuê được ở gần nhà, nếu không phải đi sang địa phương khác mới thuê mướn được dịch vụ cưới. [/justify]
[justify] [/justify]

Một cặp uyên ương vừa chính thức là vợ chồng ngày 2/4 (âm lịch) vừa qua tại Yên Lạc

[justify] [/justify]
[justify]Ở Yên Lạc, đến 8h sáng, mọi công việc rước dâu đã hoàn tất. Nếu cô dâu là người địa phương, sau khi rước dâu về nhà trai từ 8h sáng, làm lễ tại nhà trai, cô dâu lại quay trở về nhà mình để cùng ăn uống và tiếp đón bạn bè, họ hàng. Đến tối, gia đình chú rể cùng bạn bè thanh niên lại một lần nữa đến đón cô dâu về nhà trai. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Riêng các cô gái lấy chồng ở địa phương khác, sẽ được miễn thực hiện quy định này. Người dân Yên Lạc vẫn tự hào khi địa phương mình có những quy định về việc cưới hỏi rất đặc biệt mà không bị lẫn với địa phương nào trên cả nước. Không thể phủ nhận rằng, quy định này mang lại những điểm tích cực cho người dân. Cũng chính vì lý do đó, mà sau nhiều năm tồn tại, quy định này vẫn được người dân tôn trọng và phát huy.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)