[size=x-small] [/size]
[size=x-small][/size]
[size=x-small]Chúng ta không ghét lũ lụt (vì có ghét nó thì hàng năm vẫn phải đốidiện với nó), chúng ta cũng không sợ lũ lụt. Mà chúng ta phải tìm cáchSỐNG CHUNG VỚI LŨ, đó cũng chính là mô hình mà chính phủ khuyến khíchngười dân các vùng đồng bằng nên thực hiện.[/size]
[size=x-small]Ở vùng nhiều sông hồ hoặc đi tắm biển, nạn nhân chết đuối cũng xảy ra rất thường xuyên.[/size]
[size=x-small]Phần chúng ta, nếu gặp những sự cố chứng kiến người sắp chết đuối đangvẫy vùng một cách tuyệt vọng, họ rất cần đến bàn tay cứu giúp của chúngta nhằm vượt qua được lưỡi hái tử thần. Lúc ấy chúng ta sẽ phải hànhđộng rất nhanh. Nhưng hành động đó như thế nào?[/size]
[size=x-small]Trước hết, chúng ta phải quyết định thật sớm NGAY BÂY GIỜ, đừng chậm trễ.[/size]
[size=x-small]- PHẢI HỌC BƠI LỘI để tự cứu được chính mình.[/size]
[size=x-small]- HỌC CÁCH CẤP CỨU THỦY NẠN để cứu giúp người khác trong những lúc xảy ra sự cố.[/size]
[size=x-small]Nếu bạn là người say mê Kỹ năng hoạt động dã ngoại, kỹ thuật cấp cứu thủy nạn là một môn học không thể thiếu trong hành trình của cuộc đời mình.[/size]
[size=x-small]Học kỹ năng không phải để biểu diễn hoặc ganh đua với nhau trong nhữngkỳ thi thố tranh tài cao thấp mà học kỹ năng cốt để ứng dụng tốt trongcuộc sống. Đôi khi, nhờ nó mà chúng ta thoát chết.[/size]
[size=x-small]1. Vớt người[/size]
[size=x-small]Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu,ta phải biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luônluôn phải để ý tới nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng củamình tìm tòi mọi cách để vớt họ lên.[/size]
[size=x-small] [/size]
[size=x-small]Trong trường hợp nạn nhân Ở GẦN BỞ, không phải lúc nào cũng có sẵn phaocứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào… hoặcxa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đónổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối,thùng dầu ăn… đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cáchníu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi némhoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.[/size]
[size=x-small]- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.[/size]
[size=x-small]- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền chonạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắmlấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người vànhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền.[/size]
[size=x-small]- Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ khôngsâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nó bám lấy và kéovào bờ.[/size]
[size=x-small]- Trường hợp nếu BẠN BƠI GIỎI, nạn nhân ở XA BỜ không thể dùng gậy hoặcsào, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai taykhông vướng víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo,tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếuđược nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gìcó thể nổi được như một trái banh da chẳng hạn.[/size]
[size=x-small]- Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắntrên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút GHẾ ĐƠN (nhớ chừamột đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân,đưa họ nắm và kéo vào bờ.[/size]
[size=x-small]- Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn ancủa người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứuđược nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và bớt uống nước.[/size]
[size=x-small]LƯU Ý: nên nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng.Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biếtvề các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả haicùng chết chìm.[/size]
[size=x-small]Một số phương pháp cấp cứu thủy nạn:[/size]
[size=x-small]* Phương pháp một:[/size]
[size=x-small]Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùngđể bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểunhái đưa họ vào bờ.[/size]
[size=x-small]Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối.[/size]
[size=x-small]Điều kiện: người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút.[/size]
[size=x-small]Lưu ý quan trọng: không được ăn nó khi xuống bới. Bởi vì lúc nobụng mà xuống nước, máu sẽ dồn về khoang bụng để chống lại với cái lạnhcách biệt bên ngoài (chênh lệch khoảng trên dưới 10*C). Điều đó làm chonão bị thiếu máu, gây ra buồn ngủ, thậm chí bị choáng váng. Hãy cố gắngnghỉ ngơi ít nhất là 2 giờ sau khi ăn rồi mới được xuống nước bơi.[/size]
[size=x-small]* Phương pháp hai:[/size]
[size=x-small]Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, như thế mũi (cơ quan hôhấp) của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. Phương pháp này dùngcho những nạn nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể dùng tay cònlại để bơi vào bờ cho nhanh.[/size]
[size=x-small]* Phương pháp ba:[/size]
[size=x-small]Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán,giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương pháp này dùng để cứu các bạnnữ rất có lợi.[/size]
[size=x-small]* Phương pháp bốn:[/size]
[size=x-small]Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước.[/size]
[size=x-small]* Phương pháp năm:[/size]
[size=x-small]Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta nâng đầunạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ.[/size]
[size=x-small]* Phương pháp sáu:[/size]
[size=x-small]Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh. Ta có thể bơingửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhânnằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ.[/size]
[size=x-small]2. Xóc nước - Hô hấp nhân tạo :[/size]
[size=x-small]Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước. Nếu hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau : Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.[/size]
[size=x-small][/size]
[size=x-small]Hô hấp nhân tạo :[/size]
[size=x-small]Phương pháp thổi ngạt miệng qua miệng :[/size]
[size=x-small]- Cách xử trí: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt … … Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường … ,.. để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có vướng vật gì, hãy vẤn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau miệng nạn nhân cho sạch. Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bản tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em.[/size]
[size=x-small][/size]
[size=x-small]Phương pháp thổi ngạt và xoa bóp tim:[/size]
[size=x-small]Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ buông ra, làm theo chu ky : khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần.[/size]
[size=x-small][/size]
[size=x-small]3. Ủ ấm - Chống choáng :[/size]
[size=x-small]Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh táo, hoặc sau khi xóc nước và làm hô hấp nhân tạo, nạn nhân đã tỉnh lại, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm và cho họ uống trà nóng hay cà phê nóng.[/size]