Học phí và các cửa ải …
Đầu tiên, NCS(Nghiên cứu sinh) phải đảm bảo điều kiện tối thiểu để được dự tuyển là thi chuyên ngành và thi ngoại ngữ.
Vừa thi đỗ vào trường ĐHSP Hà Nội, chị Hồng T. cho biết: "Phải có ít nhất 1-2 bài báo chuyên ngành đã đăng về lĩnh vực nghiên cứu của mình. Vậy là nhiều NCS phải lo cho đủ tiêu chuẩn cứng này và nếu không làm được thì thường là kèm với phí, phí cho các báo này để đăng cho nhanh cho kịp kỳ thi NCS".
Theo chị T thì sau khi phải đạt các tiêu chuẩn cứng trên rồi, học viên phải bảo vệ đề tài của mình. Yêu cầu NCS phải đưa cả dự kiến nội dung luận văn (chi tiết đến từng đề mục trong từng chương).
Khi đã đỗ, được vào học, các học viên phải trải qua 4 năm nghiên cứu, mỗi học viên sẽ có một đề tài để theo suốt 4 năm. Mỗi năm học phí hơn 10 triệu đồng và tăng dần theo từng năm.
Để có bằng tiến sĩ rất khó khăn |
Bên cạnh đó, chị T cho biết là việc đi tiền mỗi lần bảo vệ cấp trường cho đến cấp nhà nước mới tốn kém, kể ra mà học hết tấm bằng số tiền cũng lên tới 200-300 triệu là chuyện bình thường.
Quá trình làm luận văn của NCS thì vô cùng gian nan vất vả. Cơ sở vật chất thì thiếu thốn, sách báo, kinh phí cho nghiên cứu khoa học không có, NCS phải tự bỏ tiền túi, chưa kể những nghiên cứu nào phải làm thí nghiệm tốn kém.
Sau khi hoàn thành xong luận văn, NCS bước vào một ma trận bảo vệ rất tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Để bảo vệ NCS phải trình luận văn. NCS phải bảo vệ hai lần trước hai hội đồng. Đầu tiên NCS phải bảo vệ tại hội đồng cơ sở, trình bày luận văn sau đó các thành viên đánh giá và góp ý sửa đổi.
Chị L (vừa bảo vệ Luận án tiến sĩ) chia sẻ:[size=large] "Tiền bồi dưỡng các thành viên hội đồng, Chủ tịch hội đồng, Thư ký hội đồng cũng phải có, thêm tiền thuê địa điểm, tiền hoa, tiền quả, trà thuốc… đều tự NCS phải bỏ tiền túi ra trả".[/size]
Sau khi bảo vệ xong hội đồng cơ sở thì thí sinh phải đợi ít nhất 6 tháng để hoàn thiện luận văn và chờ bảo vệ hội đồng quốc gia. Luận văn được phản biện kín, thế nhưng NCS còn phải tự bỏ tiền ra đăng tin trên đài báo có tầm vực quốc gia về việc bảo vệ của mình, phải in 20 bản tóm tắt luận văn phát đi khắp nơi trong nước đến các chuyên gia và phải có ít nhất 12 phản hồi.
Chị L nhấn mạnh: "Nếu NCS không được nhà nước trả tiền thì số tiền phải bỏ từ túi ra sẽ phụ thuộc vào từng ngành nhưng không thể dưới 50 triệu, thậm chí là vài trăm triệu".
Tính từ khi tìm tài liệu đến lúc thành ông tiến sĩ giấy phải qua 25 công đoạn, để làm hai ông đánh gậy đi kèm phải qua 36 công đoạn. Còn Tiến sĩ thật ngày xưa phải 10 năm đèn sách, trải qua ba vòng thi gắt gao là thi hương, thi hội, thi đình.
Muốn qua được kỳ thi đình phải thi trực tiếp với nhà vua và phải hiểu được thực tế của đất nước mới giúp vua đưa ra được những biện pháp xây dựng triều chính vững mạnh, giúp dân có cuộc sống ấm no.
Nhu cầu nguồn Tiến sĩ tăng cao?
Mặc dù, việc nghiên cứu Tiến sĩ rất tốn kém thế nhưng hiện nay nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi trong một thời gian ngắn phải đào tạo được hàng chục ngàn tiến sĩ trong khoảng thời gian 15 năm.
[size=large]Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ nay tới năm 2020 phải đào tạo được thêm 20000 tiến sĩ, như vậy mỗi năm phải đào tạo trung bình 2500 tiến sĩ, trong khi đó từ năm 1976 đến hết năm 2005 mới đào tạo được gần 8400 tiến sĩ, trong số đó có 30% luận án tiến sĩ chất lượng yếu.[/size]
Riêng năm 2005 có 451 người nhận bằng tiến sĩ. Như vậy từ nay tới năm 2015, số lượng tiến sĩ cần được đào tạo hàng năm lớn gấp hơn năm lần năm 2005. Đó là một công việc đào tạo khổng lồ. Số lượng đào tạo lớn đến như vậy thì chất lượng đào tạo sẽ như thế nào? Việc cấp đúng bằng cao cho người học cao trở thành vấn đề thời sự.
Với 30% luận án tiến sĩ chất lượng yếu, như vậy có hơn 2.500 tiến sĩ chất lượng thấp, mà về thực chất họ đã không đạt được trình độ tiến sĩ, và chắc hẳn là nhiều người trong số đó không có khả năng sáng tạo ý tưởng khoa học mang tính đột phá, do đó không có khả năng hướng dẫn nghiên cứu sinh.
Trong số tiến sĩ còn lại, không biết bao nhiêu người dùng các phương tiện khác để đạt được bằng tiến sĩ, ngoài nỗ lực chuyên môn. Hẳn là có rất nhiều tiến sĩ hiện nay chỉ ở trình độ trung bình, có nhiều lĩnh vực không có công trình nào mang tính đột phá trong hai chục năm gần đây.
Điều sâu xa của luận án tiến sĩ là tạo nên trình độ nghiên cứu khoa học cao, thông qua việc sáng tạo ra những kết quả để hoàn thành luận án tiến sĩ. Phẩm chất trí tuệ đó có thể đào tạo được và có thể vươn tới được.
Thế nhưng, cho đến nay nhìn lại cách đào tạo của Việt Nam dường như chưa đúng với những mục tiêu đề ra. Liệu với những khó khăn, thử thách về học phí cũng như tiền phải bỏ ra, Bộ GD có đạt được mục tiêu 20000 Tiến sĩ của mình?
Theo thống kê hiện nay, cả nước có 24300 tiến sĩ và 101,000 thạc sĩ. Chỉ có 36% (8869 / 24300) tiến sĩ đang làm việc hay giảng dạy ở đại học. Phần còn lại có lẽ là…
VN có khoảng 11000 giáo sư và phó giáo sư. Nếu tỉ lệ giáo sư / phó giáo sư trong số giảng viên đại học là 8%, chúng ta có thể ước tính rằng hiện nay các đại học VN có khoảng 4900 giáo sư và phó giáo sư. Như vậy, chỉ có 44% giáo sư và phó giáo sư (4900 / 11000) là giảng dạy hay nghiên cứu trong đại học, phần còn lại có lẽ là…
Thanh Huyền