[justify]Trong thần thoại Hy Lạp, câu chuyện về vương quốc phụ nữ Amazon được nhiều người quan tâm. Trong truyền thuyết, những người phụ nữ Amazon được miêu tả là rất khỏe mạnh và hung tợn. Họ sống trong khe núi và rừng rậm ở một vùng rộng lớn khu vực Pantus thuộc bờ phía Đông Bắc Hải Hy Lạp. Kinh đô của vương quốc là Tamisira, bờ Đông sông Termo.[/justify]
[justify]Tương truyền, người Amazon có hai nữ hoàng, một người phụ trách quân đội, một người phụ trách chính quyền. Hai nữ vương cùng quản lý vương quốc. Khi đến tuổi trưởng thành, mỗi nữ chiến binh Amazon đều phải đốt hoặc cắt bầu vú bên phải để tiện ném lao hoặc gương cung. Những nữ chiến binh Amazon tin tưởng rằng mình là hậu duệ của thần chiến tranh Ares. Ngoài ra, họ rất sùng bái nữ thần săn bắn Artemis. Chiến trận, săn bắn, làm nông nghiệp giản đơn là toàn bộ cuộc sống của người phụ nữ ở vương quốc này.[/justify]
[justify]
Bí ẩn vương quốc đàn bà thiện chiến Amazon (Hình minh họa)
[/justify]
[justify]Tuyệt đại bộ phận nữ chiến binh Amazon đều tác chiến trên lưng ngựa. Họ giỏi cưỡi ngựa và bắn tên, thậm chí, có rất nhiều nữ chiến binh Amazon xuất hiện trong quân đội các nước trên thế giới với tư cách là lính đánh thuê.[/justify]
[justify]Trong truyện thần thoại Hy Lạp có kể về câu chuyện tráng sĩ Thesee giúp dũng sĩ Hercules tấn công các nữ tướng Amazon Hipolyte. Sử thi Iliad cũng kể các chiến binh Amazon đã từng giúp người Troy đánh quân Hy Lạp. Kết quả, nữ hoàng Amazon đã bị tráng sĩ Achilles giết chết.[/justify]
[justify]Thế nhưng trong cuốn “Bách khoa toàn thư Colombia” cũng có mục viết về vương quốc nữ Amazon. Sách miêu tả nữ chiến binh Amazon rất kỳ dị: Amazon là một bộ lạc nữ quyền thiện chiến. Họ sống ở vùng Tiểu Á. Đây là một xã hội theo chế độ mẫu hệ. Phụ nữ giỏi chiến trận và quản lý, đàn ông lo cơm nước trong gia đình. Mỗi phụ nữ phải giết được một người nam mới được kết hôn. Tất cả những đứa trẻ khi sinh ra, nếu là nam đều bị giết chết.[/justify]
[justify]Trong truyền thuyết, nam giới không thể vào lãnh thổ của người Amazon. Để tránh sự tuyệt chủng dân tộc, những người phụ nữ Amazon được phép một năm một lần đi thăm người Gagaria – một bộ lạc láng giềng. Sau đó, đứa trẻ sinh ra nếu là gái sẽ được nuôi tử tế, còn nếu là trai thường bị giết chết ngay. Một số bé nam được trả về cho cha nó.[/justify]
[justify]Vương quốc Amazon là tưởng tượng?[/justify]
[justify]Nhiều tài liệu viết về vương quốc đàn bà Amazon như thế, nhưng từ xa xưa vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, có thể vương quốc đàn bà Amazon này chỉ là sự tưởng tượng hư cấu của các nhà thơ. Những người nghi ngờ đó cho rằng, các nữ chiến binh Amazon chỉ có trong thần thoại, bởi cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm thấy di tích của họ. Người ta giải thích, “vương quốc nữ Amazon” chẳng qua là sự tưởng tượng của người Hy Lạp với sự thống trị của nam giới.[/justify]
[justify]
Nữ chiến binh Amazon chuẩn bị cho một trận đánh. Tượng năm 1860 của Pierre Hébert đặt tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ. Ảnh: Wikipedia.
[/justify]
[justify]Thế nhưng lật ngược vấn đề, giả sử họ không có thật thì tại sao người Hy Lạp lại bỏ ra nhiều thời gian và bút mực để khắc họa hình tượng các nữ chiến binh Amazon thiện chiến, dũng cảm và ca tụng họ nhiều đến thế?[/justify]
[justify]Sau này, con người cũng phát hiện ra một số di tích và câu chuyện kể về vương quốc của các nữ chiến binh khiến người ta tin tưởng rằng vương quốc này thực sự tồn tại. Như ở thế kỷ XVI, một đội tàu tìm kho báu Tây Ban Nha kể rằng, họ đã bị các nữ chiến binh Amazon giống như trong truyền thuyết tấn công ở Amazon.[/justify]
[justify]Hay, trong cuốn “Lịch sử”, nhà sử học Hy Lạp cổ Herodutus thì viết khá tường tận những chuyện ở vương quốc phụ nữ Amazon. Trong đó, ông miêu tả rất kỹ cuộc chiến tranh cuối cùng giữa người Hy Lạp và người Amazon. Cuối cùng, người Hy Lạp đã đánh bại họ, bắt rất nhiều tù binh đem về Athens. Nhưng khi thuyền ra đến biển, do coi giữ không nghiêm, các nữ binh Amazon đã giết chết những quản giáo người Hy Lạp và chạy thoát. Tuy nhiên, do không thạo đi biển, thuyền của họ đã trôi dạt đến vùng biển Assyria ở phía Đông Bắc Hắc Hải và họ đã chiến đấu với người Sesia. Nhưng khi phát hiện thấy họ là nữ giới, người Sesia liền bỏ vũ khí và bày tỏ tình yêu. Kết quả, họ đã xây dựng một bộ lạc nữ quyền mới.[/justify]
[justify]Nhà sử học Herodutus còn cho rằng, cuộc chiến tranh của người Hy Lạp với người Amazon là khởi nguồn của người Solomatia.[/justify]
[justify]Đến năm 1997, phát hiện khảo cổ đã hé mở phần nào bí ẩn về nữ chiến binh Amazon. Đội khảo sát liên hợp Nga, Mỹ đã khai quật được hơn 150 ngôi mộ của các bộ lạc du mục có niên đại 600 TCN – 200 TCN ở thảo nguyên miền Nam nước Nga thuộc Kazakhstan.[/justify]
[justify]Trong đó, xương và binh khí trong mộ được chôn cùng, trong đó có mũi tên cắm sâu trong người một phụ nữ. Điều đáng chú ý là nhóm khảo sát phát hiện xương của một bé gái khoảng 14 tuổi. Ngoài bộ xương và cây kiếm, cổ bé gái còn đeo một bùa hộ thân và một mũi tên đồng. Bên phải có một con dao găm, bên trái là một bao đựng tên với hơn 40 mũi tên, và hai chân hơi cong. Nhóm nghiên cứu cho rằng, cấu trúc như vậy có lẽ do cưỡi ngựa trong một thời gian dài.[/justify]
[justify]Một vài dấu hiệu cho thấy, rất có thể đây là những nữ chiến binh Amazon cổ đại. Thế nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa dám kết luận vì: “Tuy họ có vẻ giống như võ sĩ nhưng trên xương không hề có vết tích chết do bị thương hoặc bị đâm chém”. Các nhà nghiên cứu đặt ra một giả thiết khác, có thể họ là bộ tộc thượng võ và những vũ khí kia chỉ là đồ tùy táng.[/justify]
[justify]Nhà sử học Herodutus liệu có tận mắt nhìn thấy hoặc có chứng cứ cụ thể về các nữ chiến binh Amazon? Trên thực tế, cả các nhóm nghiên cứu với những thứ họ khai quật được chưa đủ để khẳng định chắc chắn sự tồn tại của vương quốc phụ nữ Amazon. Đến nay, bí ẩn về vương quốc phụ nữ thiện chiến Amazon vẫn thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khảo cổ học trong xã hội hiện đại.[/justify]