Sức khoẻ 2021-04-22 07:30:16

Bệnh Tiểu Đường Có Trị Dứt Điểm Được Không?


Bệnh tiểu đường xuất phát từ sự rối loạn sản sinh insulin của cơ thể, đây là bệnh mà hiện nay vẫn chưa có thuốc tây đặc trị dứt điểm. Một khi đã mắc bệnh thì sẽ không thể điều trị dứt điểm.

Nói như vậy không có nghĩa là bị bệnh tiểu đường sẽ không có cơ hội điều trị. Sẽ có những phương pháp kết hợp thuốc sẽ giúp duy trì chỉ số đường huyết ổn định như những người bình thường. Chỉ có điều chỉ số ổn định này không phải do cơ thể tự cân bằng mà phải do chúng ta chủ động tác động và điều chỉnh

Bệnh tiểu đường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại dễ dàng biến chứng sang tim, thận… là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy chỉ cần tuân thủ các phương pháp giúp ổn định chỉ số đường huyết sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng

Các bác sĩ cho biết, ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), bên cạnh sử dụng thuốc uống thì chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần điều chỉnh tốt chỉ số đường huyết của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng được coi là một phần không thể thiếu trong “đơn thuốc” của người bệnh ĐTĐ.

Chờ triệu chứng thì đã quá muộn…

PGS.TS. Vũ Bích Nga - Trưởng Khoa Nội tiết Đái tháo đường, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, ĐTĐ là rối loạn tăng đường máu trong cơ thể và tăng đến mức nhất định, đường máu bất kỳ trong ngày lớn hơn 7,1 mmol/L

Để nhận biết căn bệnh này, theo PGS. Nga, thực ra nếu đợi triệu chứng trên lâm sàng như: ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút cân thì đã quá muộn, thường những triệu chứng ấy gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 nó có thể khởi phát ngay khi mắc bệnh, còn đối với ĐTĐ type 2  mà chờ triệu chứng đó thì quá muộn. Vì vậy, để phát hiện bệnh ĐTĐ, bác sĩ khuyên bệnh nhân có nguy cơ cao nên tầm soát thường xuyên. Đối tượng nguy cơ cao chính là những người thừa cân, béo phì, những người mà trong gia đình có tiền sử bố, mẹ anh chị em mắc ĐTĐ…



Bên cạnh đó, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, và những người mà có bệnh lý mạn tính, rối loạn lipid máu, những người béo bụng và những người ít hoạt động thể lực, chỉ cần có 1 trong số những biểu hiện trên là cần phải tầm soát thường quy. Việc chẩn đoán ĐTĐ rất đơn giản, chỉ cần xét nghiệm máu là có thể biết được bệnh.

PGS. Nga cũng cảnh báo, bệnh ĐTĐ không phân biệt lứa tuổi và giới tính, ngày nay trẻ em gặp ĐTĐ rất nhiều. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác, và nâng cao nhận thức về căn bệnh này để tầm soát sớm. Nếu mắc bệnh phải theo dõi, điều trị đều đặn theo chuyên khoa, duy trì tốt chế độ ăn và luyện tập thì người bệnh vẫn sống và làm việc bình thương, có thể làm tất cả các nghề trong xã hội.

Chú ý “đơn thuốc” dinh dưỡng cho người bệnh

Cũng theo PGS. Nga, dinh dưỡng  rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ, có thể nói ĐTĐ phải có kiềng 3 chân gồm: dinh dưỡng - thuốc - tập luyện. Ngoài việc đóng góp trong điều trị thì dinh dưỡng cũng đóng góp quan trọng trong phòng ngừa ĐTĐ, vì vậy với bệnh nhân ĐTĐ nếu chỉ dùng thuốc không thì không thể kiểm soát bệnh và phòng tránh các biến chứng.

“Chế độ dinh dưỡng thế nào sẽ phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân, mỗi bệnh nhân sẽ có cá thể hoá cho từng người trong phần dinh dưỡng. Việc điều chỉnh chế độ ăn cũng giống như đơn thuốc, phải được tư vấn thường xuyên, định kỳ theo bác sĩ chuyên khoa.

Ăn uống vừa góp phần điều trị vừa dự phòng ĐTĐ, ngoài tránh tăng đường huyết thì còn tránh hạ đường huyết - đặc biệt là hạ đường huyết xa bữa ăn vì khi sử dụng thuốc có tác dụng hạ đường huyết mà lại ăn không đầy đủ thành phần dinh dưỡng xa bữa ăn thì hạ đường huyết còn nguy hiểm hơn. Hạ đường nặng có thể hôn mê, dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế biến chứng của bệnh ĐTĐ”- chuyên gia này cảnh báo.

PGS.TS Phạm Văn Hoan - Nguyên trưởng phòng Quản lý khoa học Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, cố vấn dinh dưỡng Công ty dinh dưỡng Nutricare cho biết: Dinh dưỡng cân bằng hợp lý thì sẽ vừa sinh tồn và phát triển và đề phòng chữa nhiều bệnh.

"Nguyên tắc cơ bản của người ĐTĐ là phải ăn ít chất bột, thứ hai phải ăn đầy đủ thực phẩm khác nhau và thực phẩm chưa được tinh chế (như: ngũ cốc nguyên hạt), các loại rau, quả, loại có chỉ số đường huyết thấp (như: rau xanh sẫm, rau đỏ, bưởi, ổi….). Cần kết hợp luyện tập thể lực, lối sống, tránh xa rượu, bia, thuốc lá… là những lời khuyên cho bệnh nhân ĐTĐ"- PGS. Hoan tư vấn.

Với phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ, PGS. Hoan cho rằng, phụ nữ mang thai cần tăng số và chất lượng trong một ngày, do vậy nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường vì nếu dồn vào 3 bữa thì sẽ bị quá tải. Ở Hoa Kỳ, người ta chia thành 6 bữa trong ngày, chế độ ăn lành mạnh nhưng cần đầy đủ cho cả mẹ và con. Chất lượng bữa ăn cần chú ý, đặc biệt rau và hoa quả, giàu protein, vi chất vì khi thai nhi lớn thì protein và vi chất tăng cao. Để tăng cường dinh dưỡng cần ăn sản phẩm dinh dưỡng y học (như: sữa) cho bà bầu tăng cường chất bổ phù hợp với nhu cầu người phụ nữ mang thai.

“Người mắc ĐTĐ cũng có thể sử dụng sữa dành cho người ĐTĐ vì sữa đã được sản xuất với hàm lượng, chỉ số GI (hấp thu đường) thấp. Sữa còn cung cấp các chất khoáng, vitamin, đặc biệt vitamin D để dự phòng điều trị ĐTĐ và hạ đường huyết xa bữa ăn”- PGS. Hoan nói.

Ngoài chế độ dinh dưỡng việc luyện tập thể dục thể thao cũng là một phần trong đơn thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Việc kết hợp luyện tập thể dục phù hợp sẽ giúp cơ thể đào thải tốt giúp tăng cường chuyển hóa của cơ thể nhằm ổn định lượng đường huyết.

Như vậy cho dù mắc bệnh tiểu đường chúng ta cũng vẫn sống khỏe sống tốt nếu tuân thủ một chế độ dinh dưỡng và vận động tốt bên cạnh thuốc điều trị tiểu đường của bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bạn
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)